Kiểm dịch viên động vật có phải thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình không?
Kiểm dịch viên động vật có phải thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình không?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của kiểm dịch viên động vật như sau:
Ngạch kiểm dịch viên động vật (mã số: 09.316)
...
2. Nhiệm vụ
a) Phân tích, đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm nhằm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định;
c) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các khâu kỹ thuật của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và chịu trách nhiệm về những kết quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
d) Thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình và giám sát vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật;
đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật theo luật định;
e) Tuyên truyền và hướng dẫn thi hành pháp luật thú y của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho chủ hàng;
g) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
h) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
i) Phân tích, đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm nhằm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Như vậy, kiểm dịch viên động vật có nhiệm vụ phải thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình và giám sát vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.
Kiểm dịch viên động vật có phải thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình không? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về năng lực chuyên môn của kiểm dịch viên động vật như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm dịch viên động vật như sau:
Ngạch kiểm dịch viên động vật (mã số: 09.316)
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học thú y;
b) Nắm được pháp luật về thú y hiện hành;
c) Nắm được luật về thú y của một số nước trong khu vực;
d) Hiểu biết về tâm lý xã hội, luật pháp của Nhà nước để giải quyết công việc chuyên môn được giao một cách chính xác nhanh gọn;
đ) Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp các ngành liên quan để triển khai công việc đạt hiệu quả;
e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên động vật phải có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).
Như vậy, kiểm dịch viên động vật phải đáp ứng đủ 06 tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học thú y;
- Nắm được pháp luật về thú y hiện hành;
- Nắm được luật về thú y của một số nước trong khu vực;
- Hiểu biết về tâm lý xã hội, luật pháp của Nhà nước để giải quyết công việc chuyên môn được giao một cách chính xác nhanh gọn;
- Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp các ngành liên quan để triển khai công việc đạt hiệu quả;
- Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên động vật phải có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm
Có yêu cầu kiểm dịch viên động vật phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên động vật không?
Tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của kiểm dịch viên động vật như sau:
Ngạch kiểm dịch viên động vật (mã số: 09.316)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản, chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên động vật;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Như vậy, theo như quy định trên thì kiểm dịch viên động vật có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên động vật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?