Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 1 năm của giảng viên bồi dưỡng CBCCVC như thế nào?
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 1 năm của giảng viên bồi dưỡng CBCCVC như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
4. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư này.
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 1 năm của giảng viên bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức như sau:
- Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
- Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
- Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
- Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn nêu trên.
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 1 năm của giảng viên bồi dưỡng CBCCVC như thế nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí gì?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:
Tiêu chí đánh giá
1. Chương trình, tài liệu:
a) Mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng.
b) Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu mà học viên cần đạt sau khi hoàn thành chương trình.
c) Nội dung tài liệu không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác.
d) Nội dung tài liệu bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
đ) Tài liệu được biên soạn bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.
e) Tài liệu có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định.
g) Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng.
h) Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình.
2. Học viên:
a) Tích cực trao đổi, thảo luận nội dung các chuyên đề của khóa bồi dưỡng.
b) Tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tình huống thực tế trong thời gian học tập.
c) Thực hiện tốt các hướng dẫn học tập của giảng viên.
d) Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng, của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
3. Giảng viên:
a) Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
b) Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
c) Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
d) Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
đ) Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
e) Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
4. Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ:
a) Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
b) Tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa học.
c) Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng.
d) Nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp.
đ) Các quy định về giảng dạy và học tập của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên.
e) Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác.
...
Theo đó đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức dựa trên tiêu chí sau:
- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
- Hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
- Thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
- Có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
- Đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
- Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
Tải mẫu Phiếu đánh giá giảng viên bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đầy đủ mới nhất hiện nay: Tại đây
Giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức có nhiệm vụ chuẩn bị giảng dạy như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ giảng dạy
1. Chuẩn bị giảng dạy:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
b) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
2. Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có), thu hoạch, tiểu luận, đề án.
3. Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.
5. Dự giờ, thao giảng và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, giảng viên bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức có nhiệm vụ chuẩn bị giảng dạy như sau:
- Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?