Không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước thì bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi mức xử phạt đối với hành vi không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước là gì? Câu hỏi của chị Linh (Bình Định).

Doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thì cần báo cáo lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về việc cập nhật thông tin của người lao động của doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu như sau:

Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
2. Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
a) Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quyền lợi, chế độ khác có liên quan đến người lao động;
b) Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thì cần báo cáo lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày trước ngày người lao động xuất cảnh.

Không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước thì bị xử phạt như thế nào?

Không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu dự án đưa người lao động sang nước ngoài làm việc là gì khi người lao động chết?

Theo khoản 6 Điều 32 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
...
6. Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...

Theo đó, doanh nghiệp trúng thầu dự án đưa người lao động sang nước ngoài làm việc có nghĩa vụ tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mức xử phạt đối với hành vi không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước là gì?

Theo khoản 4 và khoản 10 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không đưa người lao động về nước hoặc không trả chi phí đưa người lao động về nước khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài;
b) Không tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước; không trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động về nước hoặc trả chi phí cho người lao động về nước khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước khi có hành vi không trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
d) Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp trúng thầu dự án đưa người lao động sang nước ngoài làm việc có hành vi không tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp trúng thầu dự án đưa người lao động sang nước ngoài làm việc còn bị buộc phải khắc phục hậu quả bằng cách trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước khi có hành vi không trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước.

Đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam có được tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc hộ nghèo được vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo lãi suất cho vay thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ gì?
Lao động tiền lương
Không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước thì bị xử phạt như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đi làm việc ở nước ngoài
435 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đi làm việc ở nước ngoài

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào