Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp người lao động có bị xử phạt?

Khi nào người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân? Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp thì bị xử phạt ra sao? Câu hỏi của anh Trí (Cà Mau)

Khi nào người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân?

Tại Điều 4 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Theo đó, người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

- Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;

- Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;

- Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:

- Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp người lao động có bị xử phạt?

Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp người lao động có bị xử phạt? (Hình từ Internet)

Làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị các phương tiện bảo vệ nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như sau:

- Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

- Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

+ Phương tiện bảo vệ đầu;

+ Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;

+ Phương tiện bảo vệ thính giác;

+ Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;

+ Phương tiện bảo vệ tay, chân;

+ Phương tiện bảo vệ thân thể;

+ Phương tiện chống ngã cao;

+ Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;

+ Phương tiện chống chết đuối;

+ Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

- Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

- Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động như sau:

(1) Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.

(2) Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.

(3) Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.

(4) Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp thì bị xử phạt ra sao?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Do đó, khi người lao động có hành vi không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Phương tiện bảo vệ cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong núi có được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Công ty có cần cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người đến thăm quan nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm không?
Lao động tiền lương
Không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động có phải tự trả tiền để mua phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Công ty có đương nhiên cấp lại phương tiện bảo vệ cá nhân đã hết hạn sử dụng không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có trang cấp lại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi phương tiện được trang cấp bị mất không?
Lao động tiền lương
Công ty phát tiền chứ không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Người lao động phải được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với 03 yếu tố nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người học nghề thì bị phạt bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phương tiện bảo vệ cá nhân
2,280 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bảo vệ cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện bảo vệ cá nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào