Không lập văn bản khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động với thời gian trên 60 ngày có được không?
- Không lập văn bản khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động với thời gian trên 60 ngày có được không?
- Có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của người lao động không?
- Người lao động có phải trả lại phương tiện bảo vệ cá nhân khi chuyển làm công việc khác?
Không lập văn bản khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động với thời gian trên 60 ngày có được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
...
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động muốn chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải lập văn bản đảm bảo có sự đồng ý của người lao động.
Không lập văn bản khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động với thời gian trên 60 ngày có được không?
Có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của người lao động không?
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng; nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm.
Khi người sử dụng lao động đưa ra đầy đủ căn cứ về lý do điều chuyển; thì bắt buộc người lao động phải chấp hành quyết định điều chuyển làm công việc mới trong thời hạn không quá 60 ngày, không cần hỏi ý kiến chấp thuận từ người lao động.
- Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người lao động có phải trả lại phương tiện bảo vệ cá nhân khi chuyển làm công việc khác?
Tại Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Theo đó, khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Như vậy chỉ bắt buộc người lao động chuyển làm công việc khác trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không yêu cầu thì người lao động không phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp trước đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?