Không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì bị xử phạt ra sao?
- Trách nhiệm kiểm định máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc về ai?
- Mức xử phạt khi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt là bao lâu?
Trách nhiệm kiểm định máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc về ai?
Căn cứ Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
3. Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn kiểm định viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của đối tượng kiểm định; việc kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Như vậy, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chịu trách nhiệm trong việc kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Kiểm định định kỳ các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (Hình từ Internet)
Mức xử phạt khi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động?
Căn cứ khoản 4 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.
5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.
...
Như vậy, hành vi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt hành chính tương ứng với số lượng máy móc, thiết bị, vật tư không được bảo trì theo quy định trên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là 01 năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?