Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thì có phải là đình công bất hợp pháp hay không?

Theo quy định hiện hành không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thì có phải là đình công bất hợp pháp hay không?

Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thì có phải là đình công bất hợp pháp hay không?

Căn cứ tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

Như vậy, việc đình công diễn ra mà không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công là cuộc đình công bất hợp pháp.

Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thì có phải là đình công bất hợp pháp hay không?

Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thì có phải là đình công bất hợp pháp hay không?

Để giải quyết một cuộc đình công bất hợp pháp phải làm gì?

Căn cứ Điều 211 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục như sau:

Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.
Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, sau khi công ty yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

Công ty có quyền xử lý kỷ luật người lao động sau khi ngừng đình công không?

Căn cứ Điều 113 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quyền của người lao động khi ngừng đình công như sau:

Quyền, trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công
1. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
2. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công mà người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Tùy theo mức độ vi phạm, người lao động bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, khi ngừng đình công người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.

Người lao động cũng có quyền không trở lại làm việc nhưng sẽ không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ vi phạm, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và quy định của pháp luật.

Các trường hợp nào phải hoãn, ngừng đình công là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thì các trường hợp dưới đây phải hoãn đình công, gồm có:

- Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019;

- Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 4 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì các trường hợp dưới đây phải ngừng đình công, gồm có:

- Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

- Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;

- Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Tổ chức đại diện người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty có được yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng để ký thỏa ước lao động tập thể không?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động phải thông báo đình công cho công ty trước bao nhiêu ngày sau khi lấy ý kiến?
Lao động tiền lương
Gia nhập tổ chức đại diện người lao động là quyền hay nghĩa vụ của NLĐ?
Lao động tiền lương
Công ty được quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích gì?
Lao động tiền lương
Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động có được tiếp tục gia hạn hợp đồng khi còn trong nhiệm kỳ không?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động có quyền lãnh đạo đình công hay không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có được yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng không?
Lao động tiền lương
Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thì có phải là đình công bất hợp pháp hay không?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổ chức đại diện người lao động
161 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức đại diện người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức đại diện người lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào