Không báo cáo kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì tổ chức bị xử lý như thế nào?
- Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hay không?
- Không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì bị xử lý như thế nào?
- Không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt không?
Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hay không?
Theo Điều 32 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền sau đây:
a) Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định;
b) Từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định khi không bảo đảm điều kiện an toàn khi thực hiện hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định.
3. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ kiểm định trong phạm vi, đối tượng được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
b) Thực hiện kiểm định theo quy trình kiểm định;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật; thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm;
d) Hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý lĩnh vực theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tình hình hoạt động kiểm định đã thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Lưu giữ hồ sơ kiểm định.
Theo đó hằng năm, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nhiệm vụ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý lĩnh vực theo quy định cơ quan quản lý nhà nước về lao động tình hình hoạt động kiểm định đã thực hiện theo quy định của pháp luật.
Không báo cáo kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì tổ chức bị xử lý như thế nào?
Không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Phạt tiền đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh;
...
Theo đó, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt không?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Do hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện và mức xử phạt đối với hành vi này nhỏ hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND huyện được phép.
Do đó, Chủ tịch UBND huyện có đủ thẩm quyền xử phạt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?