Khi vận hành máng trượt tại khu vui chơi thực hiện công tác đảm bảo an toàn như thế nào?

Cho tôi hỏi khi vận hành máng trượt tại khu vui chơi thực hiện công tác đảm bảo an toàn như thế nào? Câu hỏi của N.H (Hà Nam).

Khi vận hành máng trượt tại khu vui chơi thực hiện công tác đảm bảo an toàn như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có nêu về yêu cầu an toàn trong vận hành máng trượt trong khu vui chơi như sau:

+ Phải thiết lập các quy định vận hành máng trượt. Nội dung cơ bản gồm:

- Đơn vị phụ trách an toàn vận hành máng trượt;

- Quy định về nhật ký vận hành, bao gồm cả thời gian vận hành, sửa chữa, sự cố;

- Hàng ngày trước khi đưa vào vận hành phải cho xe trượt trượt thử trước 1 lần và thị sát dọc theo tuyến, loại bỏ rác và chướng ngại vật trong máng trượt;

- Trước khi hết giờ làm việc, phải vệ sinh lại tất cả các xe trượt và cho vào trạm để bảo quản;

- Xe trượt xuất phát cách nhau ít nhất là 15m;

- Trước khi cho người vào máng trượt, cần hướng dẫn cách ngồi, thao tác cầm tay, cách hướng trọng tâm và cách phanh xe khi cần thiết, các quy định an toàn khi tham gia trò chơi;

- Hằng ngày, phải kiểm tra phanh xe của từng xe trượt, đặc biệt là tình trạng mài mòn phanh xe;

- Khi máng trượt bị ẩm ướt, không đạt khoảng cách phanh xe theo quy định thì phải có các biện pháp khắc phục, nếu không thì phải ngừng vận hành.

+ Phải thiết lập quy trình đối với hệ thống vận chuyển an toàn trên mặt đất của xe trượt, nội dung cơ bản gồm:

- Phải có hệ thống đo lường lực, thông qua đó theo dõi trị số căng dự tính của dây cáp vận chuyển hàng ngày;

- Hằng ngày, trước khi cho hệ thống máng trượt đón khách, phải kiểm tra dây cáp;

- Đối với xe trượt và hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt, phải tiến hành kiểm tra thường xuyên;

- Cần đảm bảo không xảy ra hiện tượng ách tắc xe ở trạm cuối.

+ Đơn vị sử dụng hệ thống máng trượt phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt.

Theo đó đối với vận hành máng trượt tại khu vui chơi để đảm bảo yêu cầu an toàn, đơn vị sự dụng hệ thống máng trượt cần thực hiện:

- Thiết lập các quy định vận hành máng trượt

- Thiết lập quy trình đối với hệ thống vận chuyển an toàn trên mặt đất của xe trượt

- Đơn vị sử dụng hệ thống máng trượt phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt.

Khi vận hành máng trượt tại khu vui chơi thực hiện công tác đảm bảo an toàn như thế nào?

Khi vận hành máng trượt tại khu vui chơi thực hiện công tác đảm bảo an toàn như thế nào?

Đặt biển hiệu, biển báo cho hoạt động máng trượt tại khu vui chơi như thế nào đạt chuẩn QCVN 35:2019/BLĐTBXH?

Căn cứ theo tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có quy định về đặt biển hiệu và ký hiệu như sau:

- Tại lối vào của máng trượt phải đặt biển hiệu, trong đó phải bao gồm những nội dung:

+ Máng trượt là công trình vui chơi giải trí;

+ Người chơi phải tuân thủ các quy định về an toàn;

+ Khoảng cách nhỏ nhất giữa các xe trượt là 15m;

+ Người chơi phải tuân thủ quy tắc vận hành máng trượt, tuân theo sự chỉ dẫn và khuyến cáo của nhân viên phụ trách;

+ Những người sau không được sử dụng máng trượt: mắc bệnh truyền nhiễm, cao huyết áp, bệnh tim, động kinh, say rượu, phụ nữ có thai, người khiếm khuyết, trẻ em cao dưới 1,3m;

+ Không được ngồi quá số người so với thiết kế ban đầu của xe trượt;

+ Khi xe trượt đi vào đoạn đường cong, người chơi không được đu người sang 2 bên mà phải hướng trọng tâm của mình vào phía trong đường cong;

+ Người chơi phải thắt dây an toàn khi tham gia máng trượt.

Trước đoạn sườn dốc 10m, phải có biển báo xuống dốc.

- Khi cách 10m đối với đường cong, đường ngoặt gấp khúc liên tiếp, phải có biển báo và biển yêu cầu giảm tốc độ xe trượt.

- Trạm cuối máng trượt phải có biển báo kết thúc và yêu cầu dừng xe.

Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có nêu về hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt như sau:

+ Bản thuyết minh chung phải thể hiện được:

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, kiểu, mã hiệu, năm sản xuất;

- Sơ đồ thi công của hệ thống máng trượt, bán kính những đoạn cong gấp khúc, độ dốc, thiết kế giá đỡ.

+ Bản sao các chứng chỉ thử nghiệm đối với cáp.

+ Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.

+ Bản vẽ các cụm cơ cấu an toàn của hệ thống máng trượt.

+ Nguồn gốc xuất xứ và chứng chỉ thử nghiệm của lưới an toàn và các cơ cấu, dụng cụ an toàn.

+ Bản thiết kế hệ thống chi tiết thể hiện được các thông số chính như: Thông số cáp, tải trọng xe trượt, số xe trượt tối đa hoạt động cùng lúc, vận tốc tối đa tại từng đoạn, tải trọng làm việc tối đa, độ dốc trung bình, chiều dài đường trượt, độ cao giá đỡ.

Bên cạnh đó, việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với hệ thống máng trượt cần tuân thủ quy định như sau:

- Hệ thống máng trượt trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định và gắn tem kiểm định theo quy định. Kiểm định lần đầu, định kỳ và kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với hệ thống máng trượt

Chu kỳ kiểm định là không quá 01 năm một lần.

Hệ thống máng trượt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Yêu cầu kỹ thuật đối với máng trượt sử dụng xe trượt trong khu vui chơi giải trí theo quy định QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
Lao động tiền lương
Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt theo QCVN 35:2019/BLĐTBXH là gì?
Lao động tiền lương
Khi vận hành máng trượt tại khu vui chơi thực hiện công tác đảm bảo an toàn như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hệ thống máng trượt
383 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống máng trượt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống máng trượt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào