Khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải đảm bảo các điều kiện nào?

Khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải đảm bảo các điều kiện nào? Việc kiểm tra kỹ thuật bên trong khi kiểm định nồi hơi được hiện như thế nào? Câu hỏi của chị H.Y (Bình Dương).

Khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải đảm bảo các điều kiện nào?

Tại Điều 6 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2. Hồ sơ, tài liệu của nồi hơi và nồi đun nước nóng phải đầy đủ.
6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng.

Theo đó, khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Nồi hơi phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

- Hồ sơ, tài liệu của nồi hơi phải đầy đủ.

- Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định nồi hơi.

Khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải đảm bảo các điều kiện nào?

Khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải đảm bảo các điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi?

Tại Điều 7.2.2 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
...
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch nồi hơi, nồi đun nước nóng.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi hơi, nồi đun nước nóng:
...
7.2.2. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
7.2.2.1. Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
7.2.2.2. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
7.2.3. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
7.2.3.1. Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
7.2.3.2. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch: Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Lý lịch của thiết bị đầy đủ và đáp ứng điều 2.4 của QCVN 01- 2008/BLĐTBXH.
- Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung theo điều 3.2.2 của QCVN 01-2008/BLĐTBXH.
...

Theo đó, trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi thì căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ, cụ thể bao gồm:

- Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Việc kiểm tra kỹ thuật bên trong khi kiểm định nồi hơi được hiện như thế nào?

Tại Điều 8.2 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
...
8.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
8.2.1. Kiểm tra tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
8.2.2. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, nồi đun nước nóng. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
8.2.3. Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
8.2.4. Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của nồi hơi, nồi đun nước nóng, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
8.2.5. Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, nồi đun nước nóng, người sử dụng cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt, tháo gỡ một số ống lửa hoặc cắt một số đoạn ống nước để kiểm tra.
8.2.6. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn) cần giảm thông số làm việc của nồi hơi, nồi đun nước nóng. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Đáp ứng các quy định theo Mục 5 của TCVN 7704:2007;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên trong thiết bị.
...

Theo đó, việc kiểm tra kỹ thuật bên trong khi kiểm định nồi hơi được hiện theo trình tự nêu trên.

Nồi hơi được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu trong trường hợp nào?

Tại Điều 8.3.1 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
...
8.3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:
8.3.1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt.
...

Theo đó, nồi hơi được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng.

Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt.

Xem chi tiết QTKĐ:01-2016/BLĐTBXH: Tại đây

Kiểm định nồi hơi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc kiểm tra vận hành khi kiểm định nồi hơi được hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Thiết bị, dụng cụ nào dùng để kiểm định nồi hơi?
Lao động tiền lương
Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi?
Lao động tiền lương
Khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải đảm bảo các điều kiện nào?
Lao động tiền lương
Kiểm định nồi hơi phải tiến hành theo các bước nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm định nồi hơi
441 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định nồi hơi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm định nồi hơi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào