Khi nào phải trang bị thêm cơ cấu an toàn cho máy cắt kim loại?
Khi nào phải trang bị thêm cơ cấu an toàn cho máy cắt kim loại?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 4725:2008 về Máy cắt kim loại - Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy quy định:
Thiết bị, cơ cấu an toàn và khóa liên động
4.1. Nếu sự quá tải của máy hoặc của các bộ phận của máy có thể dẫn đến những hư hỏng mà những hư hỏng này có khả năng gây chấn thương cho người thao tác thì máy phải được trang bị thêm các thiết bị, cơ cấu an toàn.
4.2. Nhất thiết phải đưa vào hệ thống thủy lực và khí nén của máy một số lượng cần thiết các van an toàn.
4.3. Máy phải có những cơ cấu ngăn ngừa khả năng tự tháo của các bộ phận trục chính, giá đỡ, đầu gia công lắp thêm, ụ động, ụ đứng, xà ngang, cần ngang (máy khoan cần) và các bộ phận khác. Những vật đối trọng dời chuyển động đặt ngoài chi tiết thân, hộp của máy phải được che chắn.
4.4. Đối với các bộ phận có chuyển động, ở những vị trí mút của hành trình phải có cơ cấu chặn để loại trừ khả năng vượt quá vị trí giới hạn cho phép của chúng.
4.5. Những cơ cấu được dùng để kẹp chắc vào máy các mâm cặp, bích cặp, trục gá, dụng cụ cắt và các phần tử tháo lắp được khác phải có khả năng loại trừ sự tự tháo của các bộ phận, phần tử này khi chúng làm việc và khi quay đảo chiều.
...
Theo đó, nếu sự quá tải của máy hoặc của các bộ phận của máy cắt kim loại có thể dẫn đến những hư hỏng mà những hư hỏng này có khả năng gây chấn thương cho người thao tác thì máy cắt kim loại phải được trang bị thêm các thiết bị, cơ cấu an toàn.
Khi nào phải trang bị thêm cơ cấu an toàn cho máy cắt kim loại?
Hình dạng của máy, của các bộ phận, đổ gá và chi tiết của máy cắt kim loại phải đảm bảo vấn đề gì?
Căn cứ tại Mục 6 TCVN 4725:2008 về Máy cắt kim loại - Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy quy định:
Bôi trơn; làm nguội; truyền động thủy lực và khí nén; thoát phoi; bụi, khí thải; vận chuyển; văn bản kỹ thuật.
6.1. Hình dạng của máy, của các bộ phận, đổ gá và chi tiết của máy phải đảm bảo thuận tiện cho việc thoát phoi, dung dịch bôi trơn - làm nguội ra khỏi vùng cắt gọt cũng như thuận tiện cho việc thoát phoi ra khỏi máy.
6.2. Thông thường, các máy cắt kim loại được trang bị hệ thống bôi trơn tập trung. Nếu trong trường hợp việc sử dụng hệ thống bôi trơn tập trung không thuận tiện thì trên máy phải có các vịt dầu, núm tra mỡ để tra và bơm dầu, mỡ bằng tay vào các điểm cần bôi trơn trên máy. Vị trí các vịt dầu, núm tra mỡ phải được bố trí ở ngoài vùng nguy hiểm, nơi thuận tiện cho việc phục vụ. Các vị trí tra dầu, mỡ phải được in hoặc gắn dấu hiệu với mầu khác biệt với mầu sơn của máy.
6.3. Những thiết bị, cơ cấu dẫn dung dịch bôi trơn - làm nguội phải có khả năng điều chỉnh thuận tiện và an toàn miệng phun của chúng vào vị trí bôi trơn - làm nguội và đảm bảo điều tiết được lượng dung dịch cần thiết cho bôi trơn - làm nguội.
6.4. Đáy thùng chứa dầu của hệ thống thủy lực và thùng chứa dung dịch bôi trơn - làm nguội phải cao hơn mặt sàn với khoảng cách không nhỏ hơn 100 mm (để thuận tiện cho việc tháo dầu, dung dịch ra khỏi thùng khi cần thay thế). Trên các thùng chứa đặc biệt hoặc trên đế máy được dùng làm thùng chứa cần phải có lỗ để có thể hút dầu ra bằng bơm.
6.5. Các loại ống dẫn ra khác nhau (như ống dẫn dầu, dung dịch bôi trơn - làm nguội, khí nén) cùng được dùng trên một máy phải được đánh dấu bằng những màu khác nhau. Cho phép đánh dấu ở phần đầu của ống.
...
Theo đó, hình dạng của máy, của các bộ phận, đổ gá và chi tiết của máy cắt kim loại phải đảm bảo thuận tiện cho việc thoát phoi, dung dịch bôi trơn - làm nguội ra khỏi vùng cắt gọt cũng như thuận tiện cho việc thoát phoi ra khỏi máy.
Các cơ cấu điều khiển bằng tay của máy cắt kim loại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 5 TCVN 4725:2008 quy định về cơ cấu điều khiển của máy cắt kim loại như sau:
Cơ cấu điều khiển
5.1. Các cơ cấu điều khiển bằng tay (trong đó kể cả những cơ cấu được đặt trên bảng điều khiển điện), phải được chế tạo và bố trí trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc Mơnêmô ở mức độ lớn nhất có thể, tức là sao cho sự sử dụng chúng phải thuận tiện nhất, không bị kẹt, không bị va chạm tay lên các cơ cấu điều khiển khác hoặc va vào các bộ phận máy và ở mức độ lớn nhất có thể, loại trừ các khả năng tác động ngẫu nhiên lên chúng.
5.2. Công dụng của những cơ cấu điều khiển phải được chỉ dẫn ngay bên cạnh chúng bằng những ký hiệu được quy định trong TCVN 4275:1986 hoặc bằng chữ với ngôn ngữ đã được thỏa thuận với khách hàng. Những ký hiệu hoặc chữ này phải được in hoặc khắc rõ ràng, không bị mòn mờ, có thể nhìn thấy rõ và đọc được ở khoảng cách không nhỏ hơn 500 mm.
...
Theo đó, các cơ cấu điều khiển bằng tay của máy cắt kim loại được quy định như sau:
- Các cơ cấu điều khiển bằng tay (trong đó kể cả những cơ cấu được đặt trên bảng điều khiển điện), phải được chế tạo và bố trí trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc Mơnêmô ở mức độ lớn nhất có thể, tức là sao cho sự sử dụng chúng phải thuận tiện nhất, không bị kẹt, không bị va chạm tay lên các cơ cấu điều khiển khác hoặc va vào các bộ phận máy và ở mức độ lớn nhất có thể, loại trừ các khả năng tác động ngẫu nhiên lên chúng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?