Khi nào phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động?

Khi nào phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động? Công thức tính trợ cấp mất việc làm được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị L.P (Hậu Giang)

Khi nào phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động?

Tại khoảm 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
...

Như vậy, người lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

- Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Khi nào phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động?

Khi nào phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động? (Hình từ Internet)

Công thức tính trợ cấp mất việc làm được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 khoản 2 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
...

Như vậy, để tính mức hưởng trợ cấp mất việc làm, người lao động có thể áp dụng công thức tính sau:

Mức hưởng trợ cấp = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Trong đó:

- Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc làm được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc làm được quy định chi tiết tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: ... trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật ... theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó hành vi người sử dụng lao động trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy vào số lượng người vi phạm.

Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bên cạnh đó căn cứ điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
...

Theo đó ngoài khoản tiền phạt nêu trên, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Trợ cấp mất việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động khi thôi việc có được nhận trợ cấp mất việc làm hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp mất việc làm có được miễn tiền tạm ứng án phí không?
Lao động tiền lương
Không tính hưởng trợ cấp mất việc làm đối với khoảng thời gian nào?
Lao động tiền lương
Được hưởng bao nhiêu tiền trợ cấp mất việc làm khi bị cắt giảm nhân sự vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức?
Lao động tiền lương
Cách tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động năm 2024?
Lao động tiền lương
Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2024?
Lao động tiền lương
Được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp mất việc làm khi đã làm việc đủ 1 năm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp ít hơn 2 năm?
Lao động tiền lương
Khi nào phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động?
Lao động tiền lương
Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc làm là khoản tiền nào?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc có được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp mất việc làm
5,106 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp mất việc làm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào