Khi nào phải thành lập ban thường vụ ở công đoàn cơ sở?
Khi nào phải thành lập ban thường vụ ở công đoàn cơ sở?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
...
Theo đó ban chấp hành công đoàn cơ sở phải bầu ban thường vụ khi ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên.
Khi nào phải thành lập ban thường vụ ở công đoàn cơ sở? (Hình từ Internet)
Phải đáp ứng những điều kiện và hình thức nào để thành lập công đoàn cơ sở?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 hướng dẫn bởi Điều 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định điều kiện thành lập công đoàn cơ sở cụ thể như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo Điều 13
11.1. Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:
a. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
b. Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c. Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
d. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
e. Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
g. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.
11.2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:
a. Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.
b. Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, y dược.
c. Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.
d. Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.
đ. Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng...
11.3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở
a. Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
b. Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.
Theo đó điều kiện thành lập, hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định như trên.
Đoàn viên công đoàn cơ sở có những quyền gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn cơ sở như sau:
Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Theo đó đoàn viên công đoàn cơ sở có 07 quyền lợi được nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?