Khi nào Hà Nội ngập đạt mức báo động 3? NLĐ phải di dời nhà do Hà Nội ngập được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Khi nào Hà Nội ngập đạt mức báo động 3?
Trước đó, vào 02h15 sáng ngày 10/9/2024, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đã ra văn bản NGLU-34/02h15/DBQG cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội ở mức báo động.
Xem chi tiết văn bản NGLU-34/02h15/DBQG: Tại đây
Tiếp đến, vào lúc 11h Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia tiếp tục ra văn bản DBLU_12/09h00/DBQG thông báo mực nước lúc 07h sáng ngày 10/9 trên sông Hồng tại Hà Nội 9,02m. Dự báo:
Trong 12h tới: Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức báo động 1.
Trong 12- 24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức báo động 2.
Cụ thể Bảng trị số mực nước thực đo và dự báo mực nước tại Hà Nội như sau:
Xem chi tiết văn bản DBLU_12/09h00/DBQG: Tại đây
Đồng thời, theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg năm 2020 quy định mức nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc Hà Nội như sau:
Như vậy, mức báo động 3 cho sông Hồng tại cảnh báo ngập lụt Hà Nội được phát khi mực nước đạt hoặc vượt 11,5 mét.
Hiện nay, mức nước sông Hồng qua khu vực Long Biên (Hà Nội) đang vượt mức báo động 1 là 9,50 m. Trong đó quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt là Bãi giữa, ven sông Hồng thuộc các quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm.
Khi nào Hà Nội ngập đạt mức báo động 3? NLĐ phải di dời nhà do Hà Nội ngập được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
NLĐ phải di dời nhà do Hà Nội ngập được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Tại Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, người lao động phải di dời nhà do Hà Nội ngập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
Trình tự xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà do ngập lụt Hà Nội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
...
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí di dời nhà do ngập lụt Hà Nội là mẫu nào?
Hiện nay, tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí di dời nhà do ngập lụt Hà Nội được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu số 06: Tại đây
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?