Khi nào giảng viên không được ký hợp đồng thỉnh giảng với các trường đại học, cao đẳng khác?
Phạm vi giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có nêu về chế độ thỉnh giảng như sau:
Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
b) Giảng dạy các chuyên đề;
c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
2. Các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.
3. Cơ sở giáo dục nói tại khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.
4. Người thực hiện hoạt động nói tại khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.
Như vậy phạm vi giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng gồm:
- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục đại học;
- Giảng dạy theo các chuyên đề;
Ngoài các hoạt động giảng dạy nêu trên thì giảng viên thỉnh giảng còn có thể tham gia các hoạt động sau:
- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
Khi nào giảng viên không được ký hợp đồng thỉnh giảng với các trường đại học, cao đẳng khác? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với giảng viên thỉnh giảng là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với giảng viên thỉnh giảng như sau:
Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng
1. Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
2. Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
3. Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
4. Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
5. Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
6. Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
a) Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
b) Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
c) Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
d) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
Như vậy tùy theo hoạt động thỉnh giảng mà giảng viên thỉnh giảng tại các trường đại học, cao đẳng sẽ được yêu cầu về tiêu chuẩn riêng.
Trường hợp nào giảng viên không được ký hợp đồng thỉnh giảng với các trường đại học, cao đẳng khác?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có nêu như sau:
Quyền của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác
1. Không để cán bộ, công chức, viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng khi họ thuộc vào một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
c) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm hoặc năm học liền trước.
2. Hằng năm, cơ quan, tổ chức xác định và thông báo công khai số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia hoạt động thỉnh giảng.
Theo đó giảng viên không được ký hợp đồng thỉnh giảng với các trường đại học, cao đẳng trong trường hợp sau:
- Giảng viên đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Giảng viên đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
- Giản viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm hoặc năm học liền trước.
Tuy nhiên các trường hợp nêu trên chỉ áp dụng đối với giảng viên là cán bộ, công chức, viên chức.
Đối với các đối tượng giảng viên khác thì muốn ký hợp đồng thỉnh giảng phải bảo đảm đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà giảng viên thỉnh giảng theo Điều 5 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?