Khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?

Theo quy định hiện hành khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?

Số giờ làm việc bình thường tối đa mỗi tuần hiện nay của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Theo đó, số giờ làm việc bình thường tối đa mỗi tuần của người lao động là 48 giờ/tuần.

Khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?

Khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?

Khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 101/2019/QH14 quy định như sau:

Quốc hội đã hoàn thành chương trình kỳ họp thứ 8 với các nội dung được xem xét, quyết định như sau:
...
3. Cho ý kiến về 10 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
4. Xem xét các báo cáo: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2019 và một số báo cáo khác của cơ quan, tổ chức hữu quan.
5. Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.
...

Theo đó, Chính phủ sẽ căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội để nghiên cứu đề xuất này và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp để giảm số giờ làm việc mỗi tuần của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần.

Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc quy định thì bị xử phạt ra sao?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó, thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc quy định thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (đối với tổ chức) (căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Thời giờ làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò là bao lâu?
Lao động tiền lương
Khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?
Lao động tiền lương
Thời giờ làm việc trong hợp đồng lao động trái pháp luật thì toàn bộ hợp đồng có bị vô hiệu không?
Lao động tiền lương
Có cần quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày vào nội quy lao động hay không?
Lao động tiền lương
Mẫu thông báo thay đổi giờ làm việc của công ty mới nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động 1 tháng làm việc bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Thay đổi thời giờ làm việc có cần phải kí kết lại hợp đồng lao động mới không?
Lao động tiền lương
Đề xuất giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Đề xuất giảm số giờ làm việc tối đa mỗi tuần của người lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Giờ làm việc bệnh viện trên toàn quốc trong thời gian hành chính là khi nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thời giờ làm việc
268 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thời giờ làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời giờ làm việc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào