Khi nào công nhân quốc phòng được xét nâng bậc lương?
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân quốc phòng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 31 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng, cụ thể như sau:
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng
1. Nam đủ 60 tuổi.
2. Nữ đủ 55 tuổi.
Theo đó, hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân quốc phòng là:
- Đủ 60 tuổi đối với nam.
- Đủ 55 tuổi đối với nữ.
Khi nào công nhân quốc phòng được xét nâng bậc lương? (Hình từ Internet)
Khi nào công nhân quốc phòng được xét nâng bậc lương?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng, cụ thể như sau:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
1. Bảng lương đối với công nhân quốc phòng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Nâng bậc lương, nâng loại đối với công nhân quốc phòng
a) Nâng bậc lương:
Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
b) Nâng loại:
Công nhân quốc phòng hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét hoặc thi nâng loại.
Theo đó, công nhân quốc phòng sau 02 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
Căn cứ vào đâu để chuyển xếp lương của công nhân quốc phòng?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định về chuyển xếp lương, cụ thể như sau:
Chuyển xếp lương
1. Nguyên tắc chuyển xếp lương
Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng loại, ngạch lương.
2. Chuyển xếp lương
Việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân quốc phòng ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định này được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), phù hợp với vị trí việc làm và quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đang hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.
Theo đó, việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân quốc phòng được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), phù hợp với vị trí việc làm và quy định về nâng bậc lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?