Khi nào công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật?
Xử lý kỷ luật đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ cần bảo đảm nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức, viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
4. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
5. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Như vậy, khi thực hiện xử lý kỷ luật công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ cần bảo đảm những nguyên tắc sau:
- Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật;
- Chỉ xử lý một hình thức kỷ luật với một hành vi;
- Trường hợp công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
- Có thể xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
- Không được xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Khi nào công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)
Công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật khi vi phạm vấn đề nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014 quy định như sau:
Các trường hợp bị xử lý kỷ luật
Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm các quy định tại Điều 3, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2011/NĐ-CP).
2. Vi phạm các quy định tại Điều 4, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27/2012/NĐ-CP).
Như vậy, công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp tại Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực từ ngày 20/09/2020 và được thay thế bởi Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Theo đó, công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ sẽ bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp quy định trên.
Công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014 quy định như sau:
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật và các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Đối với công chức: thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Đối với viên chức: thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo quy định trên, công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được miễn trách nhiệm kỷ luật khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP tuy nhiên Nghị định này đã hết hiệu lực từ ngày 20/09/2020 và được thay thế bởi Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Theo đó, công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được miễn trách nhiệm kỷ luật khi:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?