Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được những gì?

Người lao động được hưởng những quyền lợi gì khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề?

Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được những gì?

Tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Trong quá trình làm việc, để nâng cao trình độ, tay nghề, người sử dụng lao động có thể cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài. Khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, các bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề và giao cho mỗi bên giữ 01 bản.

Hợp đồng đào tạo nghề do các bên tự thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

- Nghề đào tạo;

- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

- Trách nhiệm của người lao động.

Với việc ký hợp đồng đào tạo nghề, người lao động sẽ được cử đi học để nâng cao tay nghề trên kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả các khoản sau:

- Chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học trong thời gian học;

- Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học;

- Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo (nếu người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài).

Như vậy, có thể thấy, người lao động khi được cử đi đào tạo nghề vừa có thể nâng cao tay nghề không mất chi phí mà còn được hưởng nhiều quyền lợi nêu trên.

Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được những gì?

Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được những gì?

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Hiện nay mẫu hợp đồng đào tạo nghề không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Thông thường mẫu hợp đồng đào tạo nghề sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.

Dưới đây là Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mà các bạn có thể tham khảo:

Hợp đồng

Tải Mẫu hợp đồng đào tạo nghề: Tại đây

Có được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền khi cử đi đào tạo nghề hay không?

Tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền giữ kể cả trong trường hợp được cử đi đào tạo nghề.

Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được những gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào về đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động đã qua đào tạo nghề có được trả lương cao hơn hay không?
Lao động tiền lương
Có được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền khi cử đi đào tạo nghề hay không?
Lao động tiền lương
Chi phí đào tạo nghề của người lao động có bao gồm chi phí đi lại hay không?
Lao động tiền lương
Thời hạn đào tạo nghề cho người lao động tối đa là bao lâu?
Lao động tiền lương
Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Có thể yêu cầu người lao động cam kết làm việc dài hạn sau khi được đào tạo nghề hay không?
Lao động tiền lương
Tiền lương đào tạo có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Lao động tiền lương
Chi phí đào tạo nghề cho người lao động bao gồm những khoản nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đào tạo nghề
158 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo nghề
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào