Khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên dành cho cán bộ công chức viên chức như thế nào?
Mẫu phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên dành cho cán bộ công chức viên chức hiện nay sử dụng mẫu nào?
Mẫu phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên được quy định theo Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW 2022 có dạng như sau:
Tải Mẫu phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên dành cho cán bộ công chức viên chức: Tại đây
Khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên dành cho cán bộ công chức viên chức như thế nào?
Khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên dành cho cán bộ công chức viên chức như thế nào?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 3 Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022, thực hiện khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên dành cho cán bộ công chức viên chức như sau:
- Các mục ở phần tiêu đề ghi như trong phiếu Đảng viên
- Các mục ở phần nội dung:
Những mục có nội dung thay đổi thì Đảng viên ghi cụ thể sự thay đổi thế nào. Riêng các mục không có sự thay đổi gì thì Đảng viên ghi chữ “K”.
Các mục đã có chỉ dẫn thì Đảng viên ghi cụ thể theo chỉ dẫn trong phiếu. Các mục còn lại thì ghi như hướng dẫn của phiếu Đảng viên.
Cụ thể như sau:
1. Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, ghi bằng chữ in hoa.
2. Mới thay đổi nơi ở
Ghi rõ cụ thể cả địa chỉ thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, thị xã, quận, thành phố.
3. Mới thay đổi về nghề nghiệp; đơn vị công tác: Nếu chuyển công tác, chuyển nghề thì Đảng viên ghi rõ chức vụ mới trong Đảng, chính quyền…
Ví dụ: Doanh nghiệp: Kế toán trưởng
4. Mới thay đổi về trình độ học vấn; chuyên môn nghiệp vụ:
Ghi cụ thể theo văn bằng, chứng chỉ mới được cấp (có thay đổi so với trước đây).
Ví dụ:
- Học vị: Thạc sĩ - Học hàm: Giáo sư
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B.
5. Khen thưởng: Khi được khen thưởng mới trong năm thì Đảng viên bổ sung cụ thể
Ví dụ: Giáo viên giỏi cấp huyện, thầy thuốc nhân dân…
6. Bị xử lý kỷ luật trong năm: Ghi rõ là bị kỷ luật Đảng, chính quyền hay bị phạt hành chính, xử lý hình sự.
7. Gia đình có gì thay đổi trong năm:
- Nếu thôi làm con nuôi và nhận lại cha, mẹ đẻ thì ghi cụ thể họ và tên của cha, mẹ đẻ.
- Nếu cưới vợ, chồng nữa hoặc vợ, chồng chết… thì ghi cụ thể họ tên hoặc chết khi nào, ghi theo giấy chứng tử nào…
- Nếu sinh thêm con thì ghi thêm họ tên con mới sinh; nhận con nuôi thì ghi họ tên con nuôi, làm gì, ở đâu…
8. Có thay đổi về kinh tế của bản thân và gia đình trong năm
- Nếu có thay đổi về tổng thu nhập của gia đình thì khai theo mức thu nhập mới.
- Nếu mua, được tặng cho, thừa kế… nhà, đất ở, tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên mới thì cũng liệt kê theo giấy tờ của tài sản đó gồm: Tên, giá trị tài sản…
9. Nếu được miễn công tác và sinh hoạt Đảng: Ghi rõ ngày bắt đầu được miễn công tác và sinh hoạt Đảng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Khi nào cán bộ công chức viên chức phải làm phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên?
Tại điểm c tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 có quy định như sau:
Quản lý hồ sơ đảng viên
Việc quản lý hồ sơ đảng viên thực hiện theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, cụ thể như sau:
8.1. Hồ sơ đảng viên
...
c) Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đảng viên
- Đối với đảng viên được kết nạp vào Đảng từ khi thực hiện Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 02/6/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII đến nay, trong hồ sơ đảng viên phải có đủ các tài liệu như quy định tại Điểm a, b nêu trên.
- Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng trước khi có Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 02/6/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII thì các cấp ủy được giao quản lý hồ sơ đảng viên tổ chức kiểm tra, sưu tầm, thu thập bổ sung các tài liệu còn thiếu trong hồ sơ đảng viên để hoàn thiện hồ sơ đảng viên, sắp xếp, quản lý theo quy định.
Trường hợp đã sưu tầm, thu thập tài liệu nhưng vẫn không đủ các tài liệu trong hồ sơ đảng viên theo quy định thì cấp ủy nơi quản lý hồ sơ đảng viên xác nhận, ký tên, đóng dấu vào bản mục lục các tài liệu có trong hồ sơ đảng viên đang quản lý, làm cơ sở cho việc quản lý đảng viên và chuyển sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên.
- Bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm và khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức:
+ Định kỳ hằng năm và khi đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức, đảng viên phải ghi bổ sung những thay đổi về: Trình độ (lý luận chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính...), đơn vị, chức vụ công tác, nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, các con...) để tổ chức đảng bổ sung vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ đã bổ sung.
+ Chi ủy, chi bộ hướng dẫn, thu nhận, kiểm tra, xác nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, viết bổ sung những thay đổi vào danh sách đảng viên của chi bộ và chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên đảng ủy cơ sở (nếu là chi bộ cơ sở thì chi ủy xác nhận vào mục của cấp ủy cơ sở).
+ Cấp ủy cơ sở ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.
+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng bổ sung vào phiếu đảng viên, lý lịch đảng viên, danh sách đảng viên và cơ sở dữ liệu đảng viên; lưu giữ phiếu bổ sung cùng với hồ sơ đảng viên, nếu cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên thì chuyển phiếu cho cấp ủy cơ sở.
Như vậy, hằng năm và khi chuyển sinh hoạt Đảng, nếu có thay đổi về trình độ, đơn vị công tác, chức vụ, nghề nghiệp, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình… thì cán bộ công chức viên chức là đảng viên phải làm phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên và ghi lại tất cả những thông tin thay đổi đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?