Kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố khi nào?
Kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3, mục II, phần II Hướng dẫn 41/HD-TLD năm 2021 quy định như sau:
Công bố kết quả đối thoại
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối thoại kết thúc, công đoàn chủ trì, phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) phổ biến kết quả đối thoại tới toàn thể NLĐ; đề nghị NSDLĐ công khai những nội dung chính của cuộc đối thoại.
Theo quy định trên, kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố trong thời gian 03 ngay làm việc từ khi đối thoại kết thúc, công đoàn chủ trì, phối hợp với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến kết quả đối thoại tới toàn thể người lao dộng; đề nghị người sử dụng lao động công khai những nội dung chính của cuộc đối thoại.
Như vậy, kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố sau 3 ngày kể từ khi đối thoại kết thúc.
Kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thực hiện theo nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
...
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Và theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Như vậy, khi tiến hành tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, các bên lựa chọn nội dung để đối thoại. Tuy nhiên nội dung đối thoại buộc phải theo điều kiện làm việc.
Mức xử phạt khi không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Như vậy, theo quy định khi người sử dụng lao động không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 triệu đồng.
Mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?