Kết quả cuộc họp của Fed ngày 7/11? Nếu Fed giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng thế nào đến mức lương của NLĐ Việt Nam?
Kết quả cuộc họp của Fed ngày 7/11 như thế nào?
Kết thúc cuộc họp của Fed vào ngày 7/11/2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ về 4,5-4,75%, tức hạ 25 điểm cơ bản (0,25%). Trước đó, vàng tháng 9/2024 Ngân hàng trung ương Mỹ cũng đã giảm mạnh 0,5% lãi suất USD.
Quyết định này được đưa ra sau khi Fed đánh giá tình hình kinh tế và lạm phát hiện tại.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Kết quả cuộc họp của Fed ngày 7/11 như thế nào? Nếu Fed giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức lương của người lao động Việt Nam?
Fed giảm lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến mức lương của người lao động Việt Nam?
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên, một trong những yếu tố điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động là chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Do đó, Việc Fed giảm lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức lương của người lao động Việt Nam qua một số khía cạnh gián tiếp:
- Tăng trưởng kinh tế: Khi Fed giảm lãi suất, kinh tế Mỹ có thể phục hồi và tăng trưởng mạnh hơn, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tăng. Điều này có thể thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm hơn và có thể dẫn đến tăng lương cho người lao động trong các ngành này.
- Đầu tư nước ngoài: Lãi suất thấp có thể thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Khi các doanh nghiệp FDI mở rộng sản xuất, họ có thể cần tuyển dụng thêm lao động và có khả năng trả mức lương cạnh tranh hơn để thu hút nhân lực.
- Chính sách tiền tệ trong nước: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay. Điều này giúp các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất và có thể tăng lương để giữ chân và thu hút nhân viên.
- Ổn định giá cả: Việc giảm lãi suất của Fed có thể giúp ổn định tỷ giá và giảm áp lực lạm phát. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ ổn định, sức mua của người lao động được duy trì, giúp họ cảm thấy mức lương hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu sống.
Mức lương tối thiểu đang áp dụng cho người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Đồng thời, khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng 4 thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
KẾT LUẬN: Kết quả cuộc họp của Fed ngày 7/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?