Kết luận mới về cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước tại Thông báo 414 ra sao?
- Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần thực hiện khi cải cách tiền lương là gì?
- Kết luận mới về cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước tại Thông báo 414 ra sao?
- Khi cải cách tiền lương thì bảng lương mới đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước sẽ không áp dụng mức lương cơ sở?
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần thực hiện khi cải cách tiền lương là gì?
Theo Mục III Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khi cải cách tiền lương gồm:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách chính sách tiền lương;
- Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương
- Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới;
- Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Kết luận mới về cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước tại Thông báo 414 ra sao?
Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, trong đó theo Mục 2 Thông báo 414/TB-VPCP năm 2024 thì nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:
- Thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Nội và Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, nhất là chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy ngày 09 tháng 8 năm 2024 để có những giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nữa trong phát triển Thủ đô.
- Phát huy mạnh mẽ tinh thần quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm, phân công công việc “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành, rõ kết quả và rõ sản phẩm. Mục tiêu, chỉ tiêu nào chưa đạt thì phải nỗ lực, có giải pháp đột phá đạt bằng được, mục tiêu, chỉ tiêu nào đã đạt được thì phải quyết tâm, thực hiện hiệu quả và đạt cao hơn nữa.
- Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế. Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm).
- Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hạn chế về thể chế, cơ chế, chính sách và ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển Thủ đô. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, phấn đấu nằm trong nhóm 5-10 địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách thủ tục hành chính.
- Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình quan trọng, trọng điểm như tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô phải hoàn thành trong năm 2026 theo đúng tiến độ; trong đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kịp thời giải phóng mặt bằng các công trình, dự án. Tiên phong trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tập trung xây dựng Thủ đô thông minh. Từng bước giải quyết các vấn đề về hạ tầng đô thị liên quan tới giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, xã hội...
- Bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội; kiên quyết không để thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế, nhân lực y tế; chuẩn bị tốt cho năm học mới; làm tốt công tác cải cách tiền lương gắn với kiểm soát giá cả thị trường, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, không để thiếu hụt lương thực, thực phẩm và xăng dầu. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường để Thủ đô ngày càng xanh, sạch, đẹp.
- Phát triển văn hóa xứng tầm Thủ đô văn minh, văn hiến, anh hùng; phát huy mạnh mẽ truyền thống nghìn năm văn hiến, biến di sản thành tài sản, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế, xã hội. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để người dân và du khách tới Hà Nội luôn cảm thấy yên tâm tại “thành phố vì hòa bình”; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, nhất là đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao.
Như vậy theo Kết luận thì cần thực hiện tốt công tác cải cách tiền lương cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước gắn với các yếu tố như kiểm soát giá cả thị trường, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, không để thiếu hụt lương thực, thực phẩm và xăng dầu.
Xem chi tiết các mốc thời điểm về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Khi cải cách tiền lương thì bảng lương mới đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước sẽ không áp dụng mức lương cơ sở?
Theo điểm c tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới khi cải cách tiền lương gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?