Hướng dẫn người lao động làm đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào?
- Công ty phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động hay không?
- Nội dung đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào?
- Thủ tục yêu cầu người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?
Công ty phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
..
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
...
Và quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công ty buộc phải tạm ứng tiền lương cho người lao động khi có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có thẩm quyền.
Hướng dẫn người lao động làm đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
...
Theo đó, người lao động có yêu cầu công ty tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện tranh chấp lao động thì phải làm đơn và nộp cho Tòa án có thẩm quyền.
Đơn yêu cầu phải có những nội dung theo quy định của pháp luật như trên.
Thủ tục yêu cầu người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về thủ tục yêu cầu người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động như sau:
Trường hợp yêu cầu trước khi mở phiên tòa
Bước 1: Làm đơn yêu cầu
- Người lao động có yêu cầu công ty tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện tranh chấp lao động thì phải làm đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Xem xét yêu cầu
- Thẩm quyền giải quyết: do một Thẩm phán được phân công giải quyết đơn.
- Thẩm phán phải xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó:
+ Thời hạn: trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ nội dung quy định Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
+ Nếu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu của Thẩm phán.
+ Thẩm phán cũng có thể hỏi thêm ý kiến của họ.
+ Thẩm phán có thể yêu cầu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trình bày ý kiến trước khi ra quyết định nếu việc trình bày đó bảo đảm cho việc ra quyết định đúng đắn và không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Bước 3: Ra quyết định
- Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có) Thẩm phán ra quyết định.
- Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trường hợp yêu cầu tại phiên tòa
Bước 1: Làm đơn yêu cầu
- Người lao động có yêu cầu công ty tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện tranh chấp lao động thì phải làm đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Giải quyết yêu cầu
- Thẩm quyền giải quyết: do Hội đồng xem xét và quyết định.
- Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giải quyết như sau:
+ Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ;
+ Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?