Hướng dẫn người lao động làm đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào?

Hướng dẫn người lao động làm đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào? Nội dung đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào? - Câu hỏi của chị Kim (TPHCM).

Công ty phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
..
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
...

Và quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công ty buộc phải tạm ứng tiền lương cho người lao động khi có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có thẩm quyền.

Tạm ứng tiền lương

Hướng dẫn người lao động làm đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
...

Theo đó, người lao động có yêu cầu công ty tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện tranh chấp lao động thì phải làm đơn và nộp cho Tòa án có thẩm quyền.

Đơn yêu cầu phải có những nội dung theo quy định của pháp luật như trên.

Thủ tục yêu cầu người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về thủ tục yêu cầu người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Trường hợp yêu cầu trước khi mở phiên tòa

Bước 1: Làm đơn yêu cầu

- Người lao động có yêu cầu công ty tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện tranh chấp lao động thì phải làm đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Xem xét yêu cầu

- Thẩm quyền giải quyết: do một Thẩm phán được phân công giải quyết đơn.

- Thẩm phán phải xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó:

+ Thời hạn: trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

+ Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ nội dung quy định Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

+ Nếu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu của Thẩm phán.

+ Thẩm phán cũng có thể hỏi thêm ý kiến của họ.

+ Thẩm phán có thể yêu cầu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trình bày ý kiến trước khi ra quyết định nếu việc trình bày đó bảo đảm cho việc ra quyết định đúng đắn và không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bước 3: Ra quyết định

- Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có) Thẩm phán ra quyết định.

- Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trường hợp yêu cầu tại phiên tòa

Bước 1: Làm đơn yêu cầu

- Người lao động có yêu cầu công ty tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện tranh chấp lao động thì phải làm đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Giải quyết yêu cầu

- Thẩm quyền giải quyết: do Hội đồng xem xét và quyết định.

- Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giải quyết như sau:

+ Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

+ Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ;

+ Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Vụ án lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phúc thẩm vụ án lao động?
Lao động tiền lương
Trong vụ án lao động, Tòa án áp dụng biện pháp tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tải mẫu đơn khởi kiện vụ án lao động mới nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào doanh nghiệp được giảm tiền án phí? Mẫu đơn đề nghị giảm án phí trong vụ án lao động?
Lao động tiền lương
Tạm đình chỉ vụ án lao động ở giai đoạn sơ thẩm trong trường hợp nào? Khi nào vụ án lao động được tiếp tục giải quyết?
Lao động tiền lương
Tòa án có được xét xử vụ án lao động khi vắng mặt đương sự? Thủ tục xét xử vắng mặt vụ án lao động sơ thẩm như thế nào ?
Lao động tiền lương
Án phí phúc thẩm bản án sơ thẩm vụ án lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn người lao động làm đơn yêu cầu tạm ứng tiền lương trong quá trình khởi kiện vụ án lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Ai sẽ chịu án phí trong vụ án lao động cấp sơ thẩm?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí trong vụ án lao động được quy định ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Vụ án lao động
768 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vụ án lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào