Hướng dẫn lập danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế hiện nay như thế nào?
Ai có trách nhiệm lập danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm y tế 2008 về các trách nhiệm của người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
1. Lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.
2. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
3. Giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, của đại diện cho người tham gia bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế, người lao động hoặc đại diện của người lao động.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Và khoản 1 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
1. Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
...
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách những người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại công ty mình
Hướng dẫn lập danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn lập danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế hiện nay như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Dưới đây là hình ảnh mẫu Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế
Tải mẫu Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay. Tải về
Người lao động có thể đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được hướng dẫn bởi Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong đó:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tương đương bao gồm:
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
+ Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
+ Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương bao gồm:
+ Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
+ Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
+ Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
+ Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
+ Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
+ Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương bao gồm:
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
+ Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
+ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
+ Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
+ Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
+ Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương bao gồm:
+ Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế;
+ Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
+ Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
+ Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?