Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS 2024 như thế nào?
Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS 2024 như thế nào?
Xem thêm:
>>> Tổng hợp các loại hồ sơ sổ sách giáo viên phải thực hiện trong năm học 2024-2025, cụ thể ra sao?
Khi thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS, giáo viên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thầy cô nhập địa chỉ trang web https://temis.csdl.edu.vn/ hoặc bấm vào mục Temis tại taphuan.csdl.edu.vn
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản của taphuan.csdl.edu.vn nếu chưa đăng nhập
1. Đối với giáo viên khi đánh giá qua phần mềm TEMIS
Menu dành cho giáo viên bao gồm Tổng quan, Tài liệu minh chứng, Tự đánh giá, Đánh giá của đồng nghiệp, Đánh giá của thủ trưởng.
Bước 1: Giáo viên Click vào mục Tự đánh giá
Bước 2: Check vào các mục tương đương với các tiêu chí mà thầy cô tự đánh giá mình.
Bước 3: Giáo viên nhập minh chứng cho tiêu chí bằng cách click vào dấu + màu đỏ ở cột cuối để mở cửa sổ nhập minh chứng, nhập Tên minh chứng, Mô tả chi tiết; Chọn hoặc kéo thả vào mục Tệp đính kèm tài liệu để chứng minh
Bước 4: Lưu lại bằng cách click nút " + Tạo mới"
Lưu ý: Thầy cô có thể tạo nhiều minh chứng nếu cần.
- Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì thầy cô có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng"
Bước 5: Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì thầy cô có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng"
Bước 6: Sau khi nhập xong thầy cô có thể click
- "Lưu và chưa gởi đi": nếu muốn chỉnh sửa tiếp và không gởi lên cấp trên, kết quả này vẫn chưa cập nhật cho tổ trưởng, do đó xem như thầy cô chưa đánh giá.
- "Lưu và gởi đi": Hoàn thành tự đánh giá và gởi lên cấp trên, lúc này tổ trưởng sẽ thấy được kết quả tự đánh giá của thầy cô.
Bước 7: Kết quả tự đánh giá sẽ hiện ra sau khi thầy cô lưu lại.
Thầy cô có thể bấm "Xuất excel BM1/PL2" để in biên bản tự đánh giá của mình.
2. Đối với tổ trưởng khi đánh giá qua phần mềm TEMIS:
Menu dành cho thầy cô sẽ là "Tổng quan", "Tài liệu minh chứng", "Tự đánh giá", "Đánh giá đồng nghiệp", "Đánh giá của thủ trưởng".
Bước 1: Thầy cô sẽ nhập đánh giá đồng nghiệp bằng cách click vào Đánh giá đồng nghiệp, kết quả như thầy cô thấy ở màn hình bên dưới, trong danh sách sẽ thiếu tên của chính thầy cô.
Bước 2: Click chọn vào nút "Đánh giá" bên phải đồng nghiệp mà thầy cô muốn đánh giá, màn hình trống sẽ hiện ra như sau:
Bước 3: Thầy cô có thể xem kết quả tự đánh giá của đồng nghiệp mình bằng cách "Click vào "Xem bản tự đánh giá"
Bước 4: Thầy cô có thể nhập đánh giá của mình cho đồng nghiệp đó, nếu đồng ý với kết quả tự đánh giá của đồng nghiệp
Thay vì nhập, thầy cô có thể lấy toàn bộ kết quả trên bằng cách click vào "Sử dụng kết quả tự đánh giá của GVPT", kết quả tự đánh giá đó sẽ xuất hiện trên màn hình đánh giá như sau:
Bước 5: Thầy cô có thể "Lưu và chưa gởi đi" hoặc "Lưu và gởi đi" để gởi lên cấp đánh giá cao hơn.
Xem thêm:
>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là mẫu nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
>>> Thông tư 14 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS như thế nào?
Khi nào thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS?
Tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Theo đó, giáo viên sẽ dùng phần mềm TEMIS để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ dùng phần mềm TEMIS để tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Cụ thể căn cứ theo Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn:
- Phẩm chất nghề nghiệp;
- Quản trị nhà trường;
- Xây dựng môi trường giáo dục;
- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội;
- Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Căn cứ theo Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định giáo viên được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn:
- Phẩm chất nhà giáo;
- Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;
- Năng lực xây dựng môi trường giáo dục;
- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.
Phần mềm TEMIS là gì?
Phần mềm TEMIS là một hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. TEMIS giúp thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Hệ thống này được thiết kế để hỗ trợ việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên một cách chính xác và hiệu quả, thông qua việc tự đánh giá hàng năm và đánh giá từ người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông hai năm một lần.
TEMIS cung cấp một cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa để đánh giá và phát triển nghề nghiệp giáo viên, giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý. Phần mềm này cho phép giáo viên tự đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn như phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xây dựng môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng như sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Ngoài ra, TEMIS còn giúp các cơ quan quản lý giáo dục theo dõi và đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên, từ đó đưa ra các quyết định thông minh hơn để cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. Đây là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp giáo viên ở Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Bước 2: Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Bước 3: Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?