Hướng dẫn đăng nhập hệ thống tập huấn taphuan.csdl.edu.vn cho giáo viên phổ thông?
Hướng dẫn chi tiết cách đăng nhập hệ thống tập huấn taphuan.csdl.edu.vn cho giáo viên phổ thông?
Dưới đây là hướng dẫn đăng nhập hệ thống tập huấn trực tuyến mà giáo viên phổ thông có thể tham khảo:
Bước 1: Đăng nhập
Các tài khoản đã có trên Hệ thống Tập huấn là các tài khoản đã được tạo hoặc đã được sử dụng trên Hệ thống Tập huấn.
Truy cập trang web: https://taphuan.csdl.edu.vn/ hoặc đăng nhập qua app Màn hình hệ thống hiển thị như sau:
Bước 2: Điền thông tin đăng nhập vào màn hình sau:
Trong đó:
- Tài khoản: Địa chỉ email của bạn.
- Mật khẩu: Mật khẩu của bạn trên hệ thống Tập huấn. Bạn có thể sử dụng ký hiệu "mắc" để hiển thị thông tin mật khẩu tường minh thay vì các ký tự.
- Click vào nút ĐĂNG NHẬP để truy cập vào hệ thống. Nếu thông tin đăng nhập của bạn nhập đúng thì bạn đăng nhập thành công và bắt đầu sử dụng các chức năng của hệ thống. Nếu thông tin đăng nhập không đúng, hệ thống sẽ báo lỗi “Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không khớp, vui lòng nhập lại.
Hướng dẫn tải app SmartLMS ETEP
- Bước 1: Truy cập CH Play với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android và App Store với điện thoại hệ điều hành iOS
- Bước 2: Trong mục tìm kiếm, gõ tên ứng dụng “SmartLMS ETEP”
- Bước 3: Chọn “Cài đặt/Nhận” để tải ứng dụng về máy điện thoại
- Bước 4: Mở ứng dụng và thực hiện đăng nhập. Chọn “Mở” để mở ứng dụng
- Bước 5: Mở app và thực hiện đăng nhập
Hướng dẫn chi tiết cách đăng nhập hệ thống tập huấn taphuan.csdl.edu.vn cho giáo viên phổ thông
Giáo viên phổ thông tham gia tập huấn được quy đổi bằng bao nhiêu tiết dạy?
Căn cứ theo Điều 11 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
1. Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 3 tiết định mức.
...
2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
...
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
c) Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;
d) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục
Như vậy, đối với giáo viên phổ thông được huy động tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được quy ra bằng 1,5 tiết định mức.
Giáo viên phổ thông có thời gian tập huấn là bao nhiêu trong năm học?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian tập huấn như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Theo đó, thời gian giáo viên phổ thông dành cho việc tập huấn trong năm học là 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?