Hướng dẫn cách tính trợ cấp một lần khi thôi việc cho công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam ra sao?
Công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam không được giải quyết thôi việc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp, thủ tục, hồ sơ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về thực hiện thôi việc đối với công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
Công chức biên chế làm việc tại các cơ quan, đơn vị quân đội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và theo Nghị quyết số 730/2004/NQ- UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng lương phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát.
3. Đối tượng không áp dụng:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp;
b) Công nhân quốc phòng;
c) Người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, trong tổ chức kinh doanh, dịch vụ, đơn vị sự nghiệp trong quân đội tự chủ về tài chính và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
d) Những người làm việc theo hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế của Bộ Tổng Tham mưu, chưa có quyết định tuyển dụng.
4. Các trường hợp không giải quyết thôi việc
a) Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái; đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Công chức tự ý bỏ việc hoặc chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
d) Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Theo đó, công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam không được giải quyết thôi việc trong trường hợp sau:
- Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái; đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Công chức tự ý bỏ việc hoặc chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
-Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Hướng dẫn cách tính trợ cấp một lần khi thôi việc cho công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách tính trợ cấp một lần khi thôi việc cho công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ trợ cấp thôi việc
...
2. Mức trợ cấp
Công chức có đủ điều kiện nêu trên, khi thôi việc ngoài chế độ trợ cấp một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được trợ cấp thêm một khoản như sau:
Cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng. Mức trợ cấp thấp nhất cũng bằng một tháng lương hiện hưởng.
...
Theo đó, tính mức trợ cấp một lần khi công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam thôi việc theo công thức sau:
Tổng số tiền được hưởng trợ cấp = Tổng thời gian đóng BHXH x 1/2 tháng x Tháng lương hiện hưởng
Giải quyết thôi việc đối với công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo thủ tục nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định như sau:
Thủ tục, hồ sơ
1. Thủ tục giải quyết thôi việc
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu đến Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, giải quyết thôi việc đối với công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo thủ tục sau:
(1) Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
- Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
- Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
(2) Trường hợp thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc.
(3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?