Hướng dẫn cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online qua đường bưu điện, cụ thể ra sao?
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm có được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động trong trường hợp đóng bảo hiểm xã hội dưới 01 năm thì vẫn được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần với điều kiện thuộc một trong các trường hợp được nêu trên.
Như vậy nếu không thuộc các trường hợp mắc bệnh, ra nước ngoài định cư, không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa sẽ được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Thời điểm được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần đối với trường hợp này là sau 01 năm nghỉ việc.
Hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, để được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nêu trên.
Hướng dẫn cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online qua đường bưu điện, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online qua đường bưu điện như thế nào?
Tại Quyết định 45/2016/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Theo nội dung hướng dẫn quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tại Thủ tục số 9, Mục III Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 về cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thì trong trường hợp người lao động không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử hoặc không thể nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội thì có thể gửi bộ hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính công ích cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Khi gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện người tham gia cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người tham gia bảo hiểm xã hội chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm xã hội theo quy định. Đối với các nghiệp vụ khác nhau sẽ gửi hồ sơ, giấy tờ khác nhau.
Bước 2: Ghi rõ các thông tin lên ngoài bì thư
Trước khi nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội qua bưu điện, đơn vị cần ghi rõ các thông tin cần thiết bên ngoài bì thư:
- Ghi chi tiết địa chỉ, tên đơn vị, mã đơn vị lên bao bì thư và địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ để nhân viên Bưu điện chuyển về đúng địa chỉ (Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ lấy địa chỉ này để chuyển kết quả hồ sơ về cho đơn vị).
- Loại hồ sơ: Ghi theo mã số Phiếu giao nhận hồ sơ.
- Ghi rõ tên phòng, cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu đơn vị đang tham gia tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM) hoặc tên bộ phận của bảo hiểm xã hội quận, huyện (nếu đơn vị đang tham gia tại bảo hiểm xã hội quận, huyện).
Bước 3: Gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội
Cách gửi nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện tại đơn vị:
- Đơn vị truy cập vào đường link: http://hosobhxh.hcmpost.vn/
Nhập mã đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp và bấm kiểm tra thông tin.
- Sau khi bấm vào kiểm tra thông tin sẽ xuất hiện giao diện mới. Ở đó sẽ có 2 tùy chọn để Bưu điện đến nhận hồ sơ của các bạn:
+ Nếu cùng địa chỉ đơn vị (Địa chỉ đã khai báo với cơ quan bảo hiểm xã hội): Chỉ cần nhập thông tin của người liên hệ là hoàn tất.
+ Nếu khác địa chỉ đơn vị: Nhập chi tiết địa chỉ hồ sơ và thông tin người liên hệ.
- Sau khi hoàn tất bạn thực hiện gửi hồ sơ cho nhân viên bưu điện. Thời gian nhận kết quả đã được định sẵn trên các Phiếu giao nhận của từng loại hồ sơ và cộng thêm 3 ngày qua bưu điện (tính cả 2 lượt gửi và nhận).
- Để kiểm tra hồ sơ đã đến cơ quan bảo hiểm xã hội hay chưa, sau 2 ngày kể từ ngày gửi, người gửi truy cập vào website của Bưu điện để tra cứu tại địa chỉ: www.vnpost.vn. Thực hiện nhập mã bưu gửi (số hiệu ID) và ô định vị bưu gửi, chọn dịch vụ Bưu kiện – Parcel bấm nút Track.
- Sau khi hoàn tất toàn bộ thông tin của mã bì thư sẽ hiện ra người tra cứu sẽ tra cứu được các thông tin như: Thời gian và Bưu cục đã nhận bì thư của đơn vị; Thời gian bì thư đã tới Bộ phận một cửa của cơ quan BHXH.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?