Hội đồng thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng thi nâng ngạch công chức
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức thành lập. Hội đồng thi có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng (đối với kỳ thi do Bộ tổ chức), Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng (đối với kỳ thi do Tổng cục tổ chức);
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của Tổng cục;
c) Các ủy viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức thi nâng ngạch do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch đã biểu quyết. Hội đồng thi nâng ngạch thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm thi;
b) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp việc;
c) Tổ chức thu phí dự thi nâng ngạch và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
đ) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
g) Hội đồng thi nâng ngạch công chức tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, Hội đồng thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm có 05 hoặc 07 thành viên.
Hội đồng thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương?
Căn cứ theo Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
1. Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu trình Bộ trưởng
a. Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức do Bộ Công Thương tổ chức;
b. Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan hành chính thuộc Bộ;
c. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
d. Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
e. Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
g. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
h. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
2. Tổng cục Quản lý thị trường:
a. Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức do Tổng cục tổ chức;
b. Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức của kỳ thi nâng ngạch do Tổng cục tổ chức, phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan hành chính thuộc Tổng cục (Cục, Vụ, Văn phòng);
c. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
d. Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
e. Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
g. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
h. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
3. Các cơ quan hành chính thuộc Bộ
a. Căn cứ vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, số lượng công chức hiện có và tiêu chuẩn, điều kiện ngạch công chức theo quy định, cơ quan hành chính thuộc Bộ rà soát, lập danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch gửi Vụ Tổ chức cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của Tổng cục tổng hợp.
b. Thủ trưởng các cơ quan hành chính thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng (hoặc Tổng cục trưởng) và trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận bản khai lý lịch, phẩm chất đạo đức, điều kiện, tiêu chuẩn đối với công chức được cử dự thi thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, những cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm:
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Tổng cục Quản lý thị trường;
- Các cơ quan hành chính thuộc Bộ.
Quy trình tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm mấy bước?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022, quy trình tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm 08 bước sau:
Bước 1: Xin chủ trương tổ chức thi và đề xuất chỉ tiêu nâng ngạch công chức;
Bước 2: Thông báo hướng dẫn thu, nộp hồ sơ;
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, phê duyệt danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
Bước 4: Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch;
Bước 5: Ban hành Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch;
Bước 6: Thành lập Hội đồng thi, Ban giám sát kỳ thi và các Ban giúp việc của Hội đồng;
Bước 7: Tổ chức thi, chấm thi và thông báo kết quả thi nâng ngạch;
Bước 8: Rà soát tiêu chuẩn, điều kiện dự thi; bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?