Học sinh, sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm hiện nay như thế nào?
Học sinh, sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH thì tư vấn việc làm trong giáo dục nghề nghiệp là các hoạt động giúp người học nắm bắt được thông tin về việc làm từ thị trường lao động, nâng cao khả năng, cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của bản thân; người học được tư vấn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Điều 9 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tư vấn việc làm
1. Cung cấp thông tin về việc làm liên quan đến ngành, nghề đào tạo; thông tin về tuyển dụng, yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động; chính sách lao động, việc làm cho người học.
2. Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và một số kỹ năng làm việc khác.
3. Tư vấn việc làm cho người học lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, năng lực, nguyện vọng; kết nối với đơn vị sử dụng lao động giới thiệu việc làm cho người học.
4. Các nội dung tư vấn việc làm khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, học sinh, sinh viên được tham gia vào các hoạt động để tư vấn về việc làm như sau:
+ Được tìm hiểu, cung cấp thông tin về các ngành nghề mình quan tâm, các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với người lao động.
+ Được đào tạo, trang bị kỹ năng mềm khi đi làm
+ Được đưa lời khuyên về công việc để lựa chọn phù hợp với bản thân
+ Các hoạt động tư vấn việc làm khác.
Học sinh, sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm hiện nay như thế nào?
(Hình từ Internet)
Các hình thức tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Hình thức triển khai công tác tư vấn việc làm
1. Tổ chức chương trình, ngày hội tư vấn việc làm, tuyển dụng của doanh nghiệp, các hoạt động tư vấn việc làm kết nối người học với đơn vị sử dụng lao động.
2. Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và kỹ năng làm việc khác thông qua hoạt động câu lạc bộ, các hội thảo, diễn đàn, lớp đào tạo, hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tập trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động.
3. Tổ chức thông tin, tư vấn việc làm cho người học thông qua video clip, hình ảnh; qua tài liệu, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông.
4. Hướng dẫn người học khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về thị trường lao động, đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
5. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để giúp học sinh, sinh viên nhận biết về nghề nghiệp việc làm sớm, việc tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau giúp cho học sinh, sinh viên có nhiều lựa chọn, tăng khả năng nhìn thấy cơ hội việc làm phù hợp với bản thân mình.
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc hỗ trợ tư vấn việc làm học sinh, sinh viên là gì?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả; bố trí nguồn lực, tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp.
2. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người học tham gia các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp dành cho người học các cấp. Khảo sát, thống kê số lượng người học tốt nghiệp có việc làm sau tốt nghiệp và số lượng người học khởi nghiệp hằng năm.
3. Hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ, nhà giáo tham gia, triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp.
4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan, các tổ chức Hội, đoàn thể trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp vận động, khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động về nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản định kỳ hằng năm hoặc thực hiện báo cáo theo yêu cầu đột xuất.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Như vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên, tạo điều kiện thật tốt để học sinh, sinh viên tiếp cận với việc làm thực tế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?