Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.
Căn cứ theo điểm h khoản 3 Điều 8 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo như sau:
Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
...
3. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo:
...
h) Hoạt động nghề nghiệp giảng viên đại học là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực người học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.
Theo đó, hoạt động nghề nghiệp giảng viên đại học là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực người học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.
Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ
Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Giảng viên đại học có nghĩa vụ gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ theo Điều 10 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về nghĩa vụ của nhà giáo như sau:
Nghĩa vụ của nhà giáo
1. Gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
2. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.
4. Tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học; phát huy phẩm chất và năng lực của từng người học.
5. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, tham gia nghiên cứu và áp dụng khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên; bảo đảm liêm chính học thuật.
7. Cập nhật kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực phát triển chương trình và phương pháp giáo dục tiên tiến.
8. Tham gia giám sát cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
9. Thường xuyên phối hợp với gia đình người học; tích cực tham gia vào hoạt động phục vụ cộng đồng.
10. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
11. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
Theo đó, giảng viên đại học có những nghĩa vụ như sau:
- Gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.
- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học; phát huy phẩm chất và năng lực của từng người học.
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, tham gia nghiên cứu và áp dụng khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên; bảo đảm liêm chính học thuật.
- Cập nhật kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực phát triển chương trình và phương pháp giáo dục tiên tiến.
- Tham gia giám sát cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
- Thường xuyên phối hợp với gia đình người học; tích cực tham gia vào hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
Giảng viên đại học phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo đó, giảng viên đại học phải có bằng thạc sĩ. Ngoài ra, giảng viên đại học giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ phải có bằng tiến sĩ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?