Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do ai tổ chức thực hiện?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có phải thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định tại Điều 67, Điều 69 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do ai tổ chức thực hiện?
Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do ai tổ chức thực hiện?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.
2. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khỏe.
3. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành các quy chế, quy định trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của trung tâm;
c) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề nghiệp; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông;
đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với cơ quan quản lý trực tiếp;
i) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Theo đó, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là:
- Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
- Trung thực, công khai, minh bạch;
- Bình đẳng, định kỳ;
- Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?