Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Lương tối thiểu vùng tại đây hiện nay là bao nhiêu?
Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 7/1997/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 1. Nay thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng như sau:
...
7. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Theo đó, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 65/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa như sau:
...
6. Thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện, xã để thành lập huyện, xã, thị trấn và mở rộng phường:
- Xã Cam Hải Tây còn lại 1.151 ha diện tích tự nhiên và 6.345 nhân khẩu.
- Xã Cam Hải Đông còn lại 3.784 ha diện tích tự nhiên và 2.553 nhân khẩu.
Huyện Cam Lâm còn lại 54.382 ha diện tích tự nhiên và 103.369 nhân khẩu có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Sơn Tân, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông, Suối Tân, Suối Cát và thị trấn Cam Đức.
Thị xã Cam Ranh còn lại 31.643 ha diện tích tự nhiên và 125.311 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Lộc, Cam Phú, Ba Ngòi, Cam Thuận, Cam Lợi, Cam Linh và các xã: Cam Thành Nam, Cam Phước Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thịnh Đông, Cam Lập, Cam Bình.
Huyện Diên Khánh còn lại 33.620 ha diện tích tự nhiên và 123.940 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Diên Lâm, Diên Diền, Diên Xuân, Diên Sơn, Diên Đồng, Diên Phú, Diên Thọ, Diên Phước, Diên Lạc, Diên Tân, Diên Hòa, Diên Thạnh, Diên Toàn, Diên An, Diên Bình, Diên Lộc, Suối Hiệp, Suối Tiên và thị trấn Diên Khánh.
Huyện Trường Sa có 3 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Song Tử Tây, Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa.
Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và các huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa.
Theo đó, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Như vậy, hiện tại, Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Lương tối thiểu vùng tại đây hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lương tối thiểu vùng hiện nay tại Hoàng Sa Trường Sa là bao nhiêu?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
...
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
...
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;
...
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
...
- Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
...
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Theo đó, huyện đảo Hoàng Sa đang được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2 và huyện Trường Sa đang được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 4.
Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng đang áp dụng với người lao động làm việc tại Hoàng Sa Trường Sa cụ thể như sau:
- Người lao động làm việc tại huyện đảo Hoàng Sa: mức lương tối thiểu là 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ.
- Người lao động làm việc tại huyện Trường Sa: mức lương tối thiểu là 3.450.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ.
Người sử dụng lao động bị phạt ít nhất bao nhiêu tiền khi trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng thì bị phạt:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng: đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, khi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu thì mức phạt tiền thấp nhất là 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức (áp dụng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?