Hoa Hậu tại Việt Nam phải ứng xử như thế nào với công chúng?

Cho tôi hỏi Hoa Hậu tại Việt Nam phải ứng xử như thế nào đối với công chúng? Pháp luật có quy định về vấn đề này không ạ? Câu hỏi của chị Thư (Bình Định).

Hoa Hậu tại Việt Nam phải ứng xử như thế nào đối với công chúng?

Căn cứ theo Điều 3 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực nghệ thuật gồm nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và nhiếp ảnh.
2. Hành vi ứng xử là những phát ngôn, tác phong, lối sống, sử dụng trang phục của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Như vậy, Hoa Hậu thường sẽ tham gia biểu diễn, nhiếp ảnh,.. nên có thể xem Hoa hậu là một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Đối với công chúng, người giữ danh hiệu Hoa Hậu hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì cần phải tuân thủ quy tắc ứng xử với công chúng được quy định tại Điều 7 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 như sau:

1. Tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật.

2. Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả.

3. Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, Hoa hậu còn phải đảm bảo tuân thủ quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 4 Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 như sau:

1. Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật.

2. Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

3. Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Hoa Hậu tại Việt Nam phải ứng xử như thế nào với công chúng?

Hoa Hậu tại Việt Nam phải ứng xử như thế nào với công chúng?

Cách ứng xử của hoa hậu trên mạng xã hội phải như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 có quy định về việc ứng xử của Hoa Hậu trên mạng như sau:

Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng
1. Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.
2. Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.
3. Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.
4. Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Như vậy, khi người giữ danh hiệu Hoa Hậu hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khi phát ngôn bất cứ thông tin nào với báo chí, không gian mạng phải chú ý đến lời nói, đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.

Là Hoa hậu, người lời nói có sức ảnh hưởng, lan truyền rộng nên không được sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.

Cơ quan nhà nước triển khai thực hiện những quy tắc ứng xử của nghệ sĩ như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 có quy định như sau:

Triển khai và thực hiện
1. Khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan thông tấn, báo chí và các tổ chức xã hội khác phổ biến, triển khai thực hiện Quy tắc này bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, Điều lệ hoạt động, điều kiện thực tế của từng đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật, các hội nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật căn cứ vào Quy tắc ứng xử này để rà soát, xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế, quy định quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức, hội viên trong đơn vị, tổ chức mình và có các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo quy định. Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nội dung Quy tắc này.
3. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng danh nghĩa của người hoạt động nghệ thuật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp để Quy tắc ứng xử này góp phần cùng các quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật và pháp luật liên quan được đảm bảo thực thi đúng, hiệu quả.
4. Đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí phát hiện, biểu dương, tôn vinh những tấm gương tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử này; phê phán, lên án các hành vi vi phạm Quy tắc; cân nhắc sử dụng hình ảnh của người hoạt động nghệ thuật không thực hiện nội dung Quy tắc ứng xử này.

Như vậy, cơ quan nhà nước, báo chí có trách nhiệm trong việc hoàn thiện, kiểm soát và xử lý người thuộc lĩnh vực nghệ thuật.

Các cơ quan thông tấn, báo chí phát hiện, biểu dương, tôn vinh những tấm gương tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử này; phê phán, lên án các hành vi vi phạm Quy tắc; cân nhắc sử dụng hình ảnh của người hoạt động nghệ thuật không thực hiện nội dung Quy tắc ứng xử này.

Hoa hậu Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hoa hậu có phải là nghề hay không? Pháp luật có quy định về cách ứng xử của hoa hậu trên mạng không?
Lao động tiền lương
Tiền thưởng thi Hoa Hậu có phải đóng thuế TNCN không?
Lao động tiền lương
Hoa hậu phát ngôn gây ảnh hưởng tiêu cực có bị tước danh hiệu hay không?
Lao động tiền lương
Hoa Hậu tại Việt Nam phải ứng xử như thế nào với công chúng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hoa hậu Việt Nam
972 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoa hậu Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoa hậu Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào