Hồ sơ viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ đăng ký dự tuyển đi đào tạo sau đại học gồm những gì?
Hồ sơ viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ đăng ký dự tuyển đi đào tạo sau đại học gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo sau đại học như sau:
Hồ sơ đăng ký, cử đi đào tạo sau đại học
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm:
a) Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
b) Đơn đăng ký dự tuyển;
c) Văn bản đồng ý cử đi đào tạo của thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức;
d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng đơn vị;
đ) Bản thuyết trình về nội dung nghiên cứu, học tập;
e) Các giấy tờ khác theo yêu cầu của khóa đào tạo.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo sau đại học của viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm:
- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
- Đơn đăng ký dự tuyển;
- Văn bản đồng ý cử đi đào tạo của thủ trưởng đơn vị sử dụng viên chức;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng đơn vị;
- Bản thuyết trình về nội dung nghiên cứu, học tập;
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của khóa đào tạo.
Hồ sơ viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ đăng ký dự tuyển đi đào tạo sau đại học gồm những gì?
Điều kiện để viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo sau đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Điều kiện cử công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học
1. Điều kiện cử công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
2. Công chức, viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đang học sau đại học phải có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức và không để việc học tập ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại đơn vị.
Theo đó, điều kiện cử viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ đi đào tạo sau đại học được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đào tạo sau đại học như sau:
Điều kiện đào tạo sau đại học
...
2. Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Theo đó, điều kiện để viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo sau đại học gồm:
- Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Ngoài ra, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019, viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có các nghĩa vụ sau:
- Tuân thủ chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước cử đến đào tạo, bồi dưỡng, quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
- Có nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập đúng quy định về thời hạn, cấp học, ngành học và trình độ đào tạo đã được ghi trong quyết định cử đi học.
- Khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, viên chức phải báo cáo bằng văn bản kết quả học tập, việc chấp hành chính sách, pháp luật, chế độ kỷ luật trong thời gian học tập và nộp bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ (kèm văn bản công nhận văn bằng nếu đi đào tạo ở nước ngoài) về đơn vị sử dụng và cơ quan quản lý viên chức chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Trường hợp vì lý do khách quan, viên chức chưa được cấp văn bằng, chứng chỉ ngay sau khi tốt nghiệp khóa học thì cần có văn bản xác nhận kết quả học tập của cơ sở đào tạo và phải có trách nhiệm nộp văn bằng, chứng chỉ chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày viên chức nhận được văn bằng, chứng chỉ.
Trường hợp đi đào tạo ở nước ngoài và ở đó có cơ quan quản lý lưu học sinh, cán bộ của Việt Nam đi đào tạo thì viên chức phải có văn bản nhận xét của cơ quan đó.
Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian trên 01 năm, viên chức phải báo cáo định kỳ kết quả đào tạo, bồi dưỡng 06 tháng một lần về đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý viên chức.
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo đúng thời gian và mục tiêu đã được xác định; trường hợp vì lý do khách quan không theo hết khóa học hoặc phải kéo dài thời gian học tập phải báo cáo cấp có thẩm quyền cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng để xem xét, quyết định.
- Kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?