Hồ sơ vay vốn của người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động có cần phải có sổ hộ nghèo không?
Hồ sơ vay vốn của người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động có cần phải có sổ hộ nghèo không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 11.1 Mục 11 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 về nghiệp vụ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành, thì hồ sơ vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01/LĐNN;
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, số hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng ký kết giữa người lao động với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền của người lao động Mẫu số 03/LĐNN;
- Hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển tiền lương của người lao động để trả nợ, trả lãi tiền vay Mẫu số 07/LĐNN đối với trường hợp người lao động được Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.
Như vậy, hồ sơ vay vốn của người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động không cần phải có sổ hộ nghèo.
Hồ sơ vay vốn của người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động có cần phải có sổ hộ nghèo không?
Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 11.2 Mục 11 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định về thủ tục, quy trình cho vay cụ thể như sau:
Thủ tục, quy trình cho vay
...
11.2. Quy trình cho vay:
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phân công cán bộ tín dụng thực hiện:
- Kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định Mẫu số 02/LĐNN trình Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ /Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ Tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn.
+ Nếu không phê duyệt thì NHCSXH nơi cho vay thông báo từ chối cho vay Mẫu số 04a/LĐNN ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn.
+ Nếu phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay Mẫu 04/LĐNN đến khách hàng vay vốn.
- NHCSXH nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng Mẫu số 05/LĐNN; lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy định của NHCSXH.
- Báo cáo thẩm định và các hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm nhưng phải tuân thủ theo nội dung mẫu hướng dẫn tại văn bản này và được đánh máy.
- Sau khi hồ sơ vay vốn được hoàn thiện được bàn giao cho bộ phận kế toán làm căn cứ giải ngân vốn vay cho khách hàng, trong đó Báo cáo thẩm định được lập 02 bản theo Mẫu số 02/LĐNN, 01 bản lưu tại bộ phận tín dụng, 01 bản lưu tại bộ phận kế toán.
- Trước khi giải ngân vốn vay NHCSXH nơi cho vay: nhập kho hồ sơ bảo đảm tiền vay và giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định hiện hành của NHCSXH; hướng dẫn khách hàng vay vốn thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHCSXH nơi cho vay. Việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
...
Theo đó, quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động được thực hiện các bước sau đây:
Bước 1:
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (viết tắt là NHCSXH) nơi cho vay phân công cán bộ tín dụng thực hiện:
- Kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định Mẫu số 02/LĐNN trình Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ /Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ Tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn.
+ Nếu không phê duyệt thì NHCSXH nơi cho vay thông báo từ chối bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối.
+ Nếu phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay Mẫu 04/LĐNN đến khách hàng vay vốn.
Bước 2:
- NHCSXH nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng.
- Báo cáo thẩm định và các hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm.
- Sau khi hồ sơ vay vốn được hoàn thiện được bàn giao cho bộ phận kế toán thì báo cáo thẩm định phải có 01 bản lưu tại bộ phận tín dụng, 01 bản lưu tại bộ phận kế toán.
Bước 3:
- Trước khi giải ngân vốn vay NHCSXH nơi cho vay: nhập kho hồ sơ bảo đảm tiền vay và giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có);
Hướng dẫn khách hàng vay vốn thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHCSXH nơi cho vay.
Việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Mục đích sử dụng vốn vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động là gì?
Căn cứ tại Mục 9 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định về mục đích sử dụng vốn vay như sau:
Mục đích sử dụng vốn vay
Vốn vay được sử dụng vào việc chi trả các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo quy định được ghi theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, mục đích sử dụng vốn vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động là chi trả các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?