Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị trong quân đội gồm những gì?
Sĩ quan dự bị là nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ trong quân đội đúng không?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
5. Sĩ quan dự bị.
Theo đó, sĩ quan dự bị là nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ trong quân đội.
Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị trong quân đội gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị trong quân đội gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
1. Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, gồm:
a) Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị); hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
b) Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
c) Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
d) Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập hồ sơ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập hồ sơ đối tượng quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
c) Các học viện, trường đại học lập hồ sơ đối tượng sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
3. Thời gian hoàn thành lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định này là 30 ngày, trước ngày thông báo có mặt nhập học tại các học viện, nhà trường Quân đội.
4. Các học viện, nhà trường Quân đội được giao đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sĩ quan dự bị (hồ sơ gốc) trên cơ sở hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, nội dung bổ sung, hoàn thiện gồm: Lý lịch sĩ quan dự bị, quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị, giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị và các giấy tờ khác có liên quan. Kết thúc khóa đào tạo, bàn giao hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc lao động, làm việc.
Theo đó, hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị trong quân đội gồm:
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị); hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
- Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
- Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
- Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
Sĩ quan dự bị có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Trách nhiệm của sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
1. Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
2. Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
3. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
4. Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
- Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
- Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
- Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?