Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động do người lao động hay người sử dụng lao động lập?

Cho tôi hỏi hiện nay hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động do tôi hay công ty làm ạ? Câu hỏi của chị Q.A (Lâm Đồng).

Sau khi thương tật tái phát ai có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định lại?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như sau:

Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
...

Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa để giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát.

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động do người lao động hay người sử dụng lao động lập?

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động do người lao động hay người sử dụng lao động lập?

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động do ai làm?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ bồi thường, trợ cấp như sau:

Hồ sơ bồi thường, trợ cấp
1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
c) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Theo quy định trên thì nguời sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Mức trợ cấp tai nạn lao động hiện nay được xác định ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động, cụ thể như sau:

Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).

Theo quy định trên thì mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động được xác định như sau:

- Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

Trợ cấp tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp tai nạn lao động từ 1/1/2025?
Lao động tiền lương
Cách tính tiền trợ cấp tai nạn lao động từ 1/1/2025 đơn giản như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền trợ cấp tai nạn lao động được thanh toán mấy lần?
Lao động tiền lương
Người lao động có được vừa hưởng lương hưu và vừa nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không thực hiện chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Lao động tiền lương
NLĐ cần giám định lại thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động mới là khi nào?
Lao động tiền lương
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động là khi nào nếu NLĐ không xác định được thời gian điều trị ổn định xong ra viện?
Lao động tiền lương
Không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính từ khi nào?
Lao động tiền lương
Tiền trợ cấp tai nạn lao động được thanh toán kể từ ngày nào?
Lao động tiền lương
Chưa đóng BHXH có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp tai nạn lao động
563 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào