Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động gồm những gì?
Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có).
2. Quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
3. Biên bản điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
4. Bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động bao gồm:
- Văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động; văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra (nếu có).
- Quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động.
- Biên bản điều tra lại các vụ tai nạn lao động.
- Bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động gồm những gì? (Hình từ Internet)
Khi nào được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
...
c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
...
Theo đó điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội là một trong các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ.
Căn cứ Điều 28 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động là các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; không bao gồm các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.
Theo đó, các trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại là các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; không bao gồm các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.
Bao lâu thì nhận được tiền hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Căn cứ vào đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có sự tham gia của đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí điều tra.
4. Sau khi tiến hành điều tra lại, cơ quan quản lý nhà nước, có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra quy định tại khoản 2 Điều này gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này về cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?