Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
2. Vật chứng, tài liệu có liên quan.
3. Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
4. Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
5. Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
6. Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
7. Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
8. Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
9. Thời gian lưu giữ hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viên đoàn điều tra.
Theo đó, hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm có:
- Biên bản hiện trường cơ sở lao động.
- Vật chứng, tài liệu có liên quan.
- Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
- Biên bản phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.
- Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có).
- Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Thời gian điều tra bệnh nghề nghiệp là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
Thời hạn, trình tự điều tra và công bố Biên bản điều tra
1. Thời hạn điều tra: Không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành.
2. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau:
a) Xem xét hiện trường cơ sở lao động;
b) Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (thực hiện lấy mẫu về các yếu tố có hại tại nơi làm việc để phân tích, nhận định làm căn cứ xác định yếu tố gây bệnh);
c) Xem xét hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
d) Phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
đ) Tổ chức khám và làm xét nghiệm cần thiết đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu cần);
e) Các nội dung khác do Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp chỉ định trong trường hợp cần thiết.
3. Công bố Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp:
Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành điều tra để công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp tại cơ sở bị điều tra, thành phần cuộc họp bao gồm:
a) Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, chủ trì cuộc họp;
b) Các thành viên đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản;
d) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể người lao động chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;
đ) Người yêu cầu, người làm chứng và người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến bệnh nghề nghiệp;
e) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có);
g) Lập biên bản cuộc họp với đầy đủ chữ ký của những thành viên đã tham dự họp. Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu điều tra hoặc tổ chức, cá nhân bị điều tra không đồng ý với nội dung biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp;
h) Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp phải gửi biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ sở sử dụng lao động và các nạn nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, thời hạn điều tra bệnh nghề nghiệp không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành.
Có mấy loại điều tra bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp như sau:
Các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;
d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, có 03 loại điều tra bệnh nghề nghiệp:
- Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp.
- Điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
- Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?