Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm những gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm những gì? Câu hỏi từ chị N.T.P (Kiên Giang).

Khi nào được xem xét điều chỉnh biên chế công chức?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
...

Theo đó, việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:

- Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ sau:

+ Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

+ Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

+ Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

+ Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm những gì?

Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều chỉnh biên chế công chức
...
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.

Theo đó, hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức bao gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức.

- Đề án điều chỉnh biên chế công chức.

- Các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo.

Xác định biên chế công chức dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Theo đó, xác định biên chế công chức dựa trên căn cứ sau đây:

- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

- Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

- Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Biên chế công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm thuộc thẩm quyền của ai?
Lao động tiền lương
Ngày cuối cùng phải gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm cho Bộ Nội vụ thẩm định là ngày nào?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền quyết định biên chế công chức?
Lao động tiền lương
Phải gửi hồ sơ điều chỉnh tăng biên chế công chức cho cơ quan nào?
Lao động tiền lương
02 trường hợp sẽ thực hiện điều chỉnh biên chế công chức là trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Kế hoạch biên chế công chức hằng năm gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Biên chế công chức được xác định dựa trên căn cứ nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm những gì?
Lao động tiền lương
Thời hạn phải gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm là khi nào?
Lao động tiền lương
Mẫu kế hoạch biên chế công chức hằng năm trong cơ quan, tổ chức hành chính cấp tỉnh như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Biên chế công chức
633 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên chế công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên chế công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào