Hồ sơ của viên chức được đề nghị tiếp nhận vào Thanh tra Chính phủ gồm những gì?
Hồ sơ của viên chức được đề nghị tiếp nhận vào Thanh tra Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Tiếp nhận viên chức
1. Đối tượng tiếp nhận:
Viên chức quy định tại Điều 2 Luật Viên chức.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:
Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp tham mưu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp xem xét, tiếp nhận viên chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ của viên chức được đề nghị tiếp nhận:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
d) Bản tự nhận xét, đánh giá của viên chức được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
đ) Quyết định tuyển dụng viên chức.
4. Kiểm tra, đánh giá:
Khi tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của viên chức được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Tổ chức kiểm tra, đánh giá về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức được đề nghị tiếp nhận;
Báo cáo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp về kết quả kiểm tra, đánh giá.
Theo đó, hồ sơ của viên chức được đề nghị tiếp nhận vào Thanh tra Chính phủ gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
- Bản tự nhận xét và đánh giá của viên chức được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
- Quyết định tuyển dụng viên chức.
Hồ sơ của viên chức được đề nghị tiếp nhận vào Thanh tra Chính phủ gồm những gì?
Để đăng ký dự tuyển viên chức vào Thanh tra Chính phủ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức. Đơn vị sự nghiệp được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
Căn cứ theo Điều 22 Luật Viên chức 2010, có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức vào Thanh tra Chính phủ gồm:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
- Không thuộc các trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức gồm:
Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
Ai có thẩm quyền tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Theo đó, thẩm quyền tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ thuộc về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?