Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông công lập có phải tham gia giảng dạy tại trường không?
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường phổ thông công lập các cấp hiện nay là viên chức hay là công chức?
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải tham gia giảng dạy tại trường không?
- Định mức tiết dạy hiện nay của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được quy định như thế nào?
- Định mức tiết dạy của giáo viên mỗi tuần được quy định như thế nào?
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường phổ thông công lập các cấp hiện nay là viên chức hay là công chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định khái niệm viên chức như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
....
Theo đó, qua các khái niệm trên có thể thấy hiện nay hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông công lập được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Đồng thời là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
Như vậy, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường công lập được xem là viên chức quản lý.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải tham gia giảng dạy tại trường không? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải tham gia giảng dạy tại trường không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi bổ sung khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định:
Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
...
Như vậy, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông công lập vẫn phải tham gia giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
Định mức tiết dạy hiện nay của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được quy định như thế nào?
Định mức tiết dạy hiện nay của giáo viên phổ thông được căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, theo đó định mức tiết dạy được quy định như sau:
Căn cứ Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Định mức tiết dạy của giáo viên mỗi tuần được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên như sau:
- Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, quy định như sau:
- Đối với giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết
- Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông
- Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở
- Đối với giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
- Đối với giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
- Đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?