Hiểu thế nào về Đấu giá viên? Những điều mà Đấu giá viên không được làm là gì?
Hiểu thế nào về Đấu giá viên?
Căn cứ theo Luật Đấu giá tài sản 2016 và các văn bản hướng dẫn liên quan thì hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm "Đấu giá viên".
Tuy nhiên, có thể hiểu Đấu giá viên là một cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi cá nhân đó đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Đấu giá viên.
Bên cạnh đó, Đấu giá viên là người có vai trò quan trọng trong hoạt động đấu giá tài sản, là người điều hành cuộc đấu giá và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình trực tiếp thực hiện.
Hiểu thế nào về Đấu giá viên? Những điều mà Đấu giá viên không được làm là gì?
Những điều mà Đấu giá viên không được làm là gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 có nêu về các hành vi bị nghiêm cấm đối với Đấu giá viên như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
...
Như vậy, có thể thấy rằng, 06 hành vi mà Đấu giá viên không được làm bao gồm:
(1) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
(2) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
(3) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
(4) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
(5) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
(6) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Đấu giá viên cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tiêu chuẩn Đấu giá viên như sau:
Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Theo đó, Đấu giá viên phải đáp ứng 04 tiêu chuẩn sau:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành Luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Trách nhiệm nghề nghiệp của Đấu giá viên hiện nay là gì?
Tại Điều 5 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BTP quy định về trách nhiệm nghề nghiệp của Đấu giá viên như sau:
Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
2. Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
3. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
4. Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
Theo đó, trách nhiệm nghề nghiệp của Đấu giá viên đó là:
- Không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
- Phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định pháp luật.
- Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật.
- Bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật sau khi cuộc đấu giá kết thúc.
- Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?