Hiệu lực của quyết định kỷ luật hạ sĩ quan quân đội là bao lâu?
Hiệu lực của quyết định kỷ luật hạ sĩ quan quân đội là bao lâu?
Theo Điều 51 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Quyết định kỷ luật
1. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
2. Hiệu lực của quyết định kỷ luật
a) Quyết định kỷ luật có hiệu lực 12 tháng đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm.
b) Quyết định kỷ luật có hiệu lực vĩnh viễn đối với hình thức tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân (việc chấm dứt hiệu lực trong từng trường hợp cụ thể do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).
c) Trong thời gian có hiệu lực của quyết định kỷ luật
Nếu người bị kỷ luật không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi hết thời gian của hiệu lực, quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực, người vi phạm được công nhận tiến bộ mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực hay công nhận tiến bộ;
Nếu người bị kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm mới có hiệu lực.
d) Khi quyết định kỷ luật đã hết hiệu lực mà người đã bị kỷ luật lại có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi xem xét xử lý kỷ luật được coi là hành vi vi phạm mới.
Theo đó hiệu lực của quyết định kỷ luật hạ sĩ quan quân đội phụ thuộc vào loại hình thức kỷ luật được áp dụng.
Đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm thì quyết định kỷ luật có hiệu lực 12 tháng.
Đối với các hình thức tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân thì quyết định kỷ luật có hiệu lực vĩnh viễn (việc chấm dứt hiệu lực trong từng trường hợp cụ thể do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).
Hiệu lực của quyết định kỷ luật hạ sĩ quan quân đội là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kỷ luật hạ sĩ quan quân đội gồm các văn bản nào?
Theo Điều 53 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Hồ sơ kỷ luật
1. Hồ sơ kỷ luật
a) Hồ sơ kỷ luật gồm: Bản tường trình, bản tự kiểm điểm của người vi phạm; trích yếu, trích ngang; biên bản các cuộc họp; kết luận điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, bản án có hiệu lực của tòa án, ý kiến tham gia của các tổ chức quần chúng, báo cáo đề xuất của các cơ quan (nếu có); quyết định thi hành kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
b) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp
Đối với cấp không có cơ quan: Người chỉ huy chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
Đối với cấp có cơ quan: Người vi phạm là đảng viên hoặc thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý, do Ủy ban kiểm tra đảng ủy cùng cấp chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhân sự và các cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Người vi phạm không là đảng viên, do cơ quan quản lý nhân sự của người vi phạm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu.
c) Trường hợp vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đối tượng thuộc diện Quân lực quản lý không phải là đảng viên, hồ sơ gửi về Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu; đối tượng là đảng viên hoặc thuộc diện Cán bộ quản lý, hồ sơ gửi về Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị để tiến hành các bước.
2. Quản lý hồ sơ kỷ luật
Hồ sơ kỷ luật được quản lý tại đơn vị có người vi phạm; cơ quan Tham mưu, Chính trị, Ủy ban kiểm tra; cơ quan chức năng khác (nếu cần). Cơ quan Tham mưu là cơ quan tổng hợp, quản lý số liệu kỷ luật.
Theo đó hồ sơ kỷ luật hạ sĩ quan quân đội gồm các văn bản sau:
- Bản tường trình, bản tự kiểm điểm của quân nhân chuyên nghiệp vi phạm;
- Trích yếu, trích ngang;
- Biên bản các cuộc họp;
- Kết luận điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, bản án có hiệu lực của tòa án, ý kiến tham gia của các tổ chức quần chúng, báo cáo đề xuất của các cơ quan (nếu có);
- Quyết định thi hành kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Hạ sĩ quan quân đội có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?
Theo Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
3. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan-binh sĩ
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Giáng cấp bậc quân hàm;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
...
Theo đó sĩ quan quân đội có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Giáng cấp bậc quân hàm;
- Tước danh hiệu quân nhân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?