Hiện nay thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định như thế nào?
Pháp luật quy định như thế nào về lao động chưa thành niên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Như vậy đối với lao động chưa thành niên được hiểu là lao động chưa đủ 18 tuổi, ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau sẽ được quy định về các công việc mà người lao động chưa thành niên được phép và không được phép làm việc.
Lao động chưa thành niên (Hình từ Internet)
Hiện nay thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành thì khi thuê người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động cần đảm bảo thời gian làm việc của đối tượng này, cụ thể:
- Người chưa đủ 15 tuổi: không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần và có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên hiện nay so với trước đây có thay đổi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
Và Điều 122 Bộ luật Lao động 1994 quy định về thời gian làm việc của người chưa thành niên như sau:
1- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
2- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Từ quy định trên có thể thấy thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên của Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 1994 (cả hai đã hết hiệu lực) đã được pháp luật quy định. Nhìn chung những quy định đã có sự điều chỉnh tổng quát và cơ bản đối với người lao động chưa thành niên trong mối quan hệ lao động.
Đến Bộ luật Lao động 2019 mới so với Bộ luật Lao động 2012 thì được tách biệt thành một điều luật riêng để quy định về thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên đồng thời cũng tinh gọn các quy định để dễ hiểu hơn.
Điều 163 Bộ luật Lao động 2012 được chia thành các quy định riêng về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên (Điều 144 Bộ luật Lao động 2019), thời giờ làm việc của người chưa thành niên (Bộ luật Lao động 2019).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?