Hiện nay một công chứng viên có được thành lập văn phòng công chứng không?
Hiện nay một công chứng viên có được thành lập văn phòng công chứng không?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Công chứng 2014 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023) quy định như sau:
Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo đó, văn phòng công chứng được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh và phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên.
Như vậy, một công chứng viên sẽ không đủ điều kiện để thành lập văn phòng công chứng.
Hiện nay một công chứng viên có được thành lập văn phòng công chứng không?
Công chứng viên phải tuân thủ những quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp nào?
Căn cứ tại Chương I Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định:
Điều 1. Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Điều 2. Nguyên tắc hành nghề công chứng
Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
Điều 3. Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
1. Công chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, thanh danh nghề nghiệp.
2. Công chứng viên cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu công chứng và toàn thể xã hội.
Điều 4. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Công chứng viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng.
Theo đó, công chứng viên phải tuân thủ quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
- Nguyên tắc hành nghề công chứng;
- Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp;
- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
Có những hình thức hành nghề nào của công chứng viên?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định:
Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Theo đó, công chứng viên được hành nghề dưới hình thức sau:
- Công chứng viên của các Phòng công chứng;
- Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?