Hệ thống chỉ báo tải trọng của cần trục tự hành được quy định như thế nào?
Hệ thống chỉ báo tải trọng của cần trục tự hành được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về hệ thống chỉ báo tải trọng của cần trục tự hành như sau:
- Hệ thống chỉ báo tải trọng phải đo và hiển thị tải trọng tịnh hoặc tải trọng trên phương tiện nâng đang vận hành.
- Hệ thống chỉ báo tải trọng phải tương thích với khả năng mang tải lớn nhất của cần trục như chỉ định của nhà sản xuất cần trục.
- Độ chính xác của hệ thống chỉ báo tải trọng phải thiết lập sao cho giá trị chỉ báo nằm trong khoảng 100 % đến 110 % so với tải trọng thực tế khi tải trọng vượt quá 75% tải trọng danh định.
Hệ thống chỉ báo tải trọng của cần trục tự hành được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không phải ngăn chặn chuyển động có thể dẫn đến trạng thái quá tải của cần trục tự hành?
Căn cứ tại Điều 5 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về thiết bị giới hạn tải trọng danh định của cần trục tự hành như sau:
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định
5.1 Yêu cầu chung
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải đáp ứng các yêu cầu 4.3.1 của TCVN 7761-1:2013 (ISO 10245-1:2008), và phải vận hành theo các yêu cầu quy định trong 4.3.2 của TCVN 7761-1:2013 (ISO 10245-1:2008).
Thiết bị giới hạn/chỉ báo tải trọng danh định phải vận hành tự động mà không cần khởi động lại trong chu trình nâng.
Khi một cần trục có thể vận hành với các cấu hình khác nhau thì phải có chỉ thị chính xác và liên tục cấu hình mà thiết bị giới hạn/chỉ báo tải trọng danh định đã được cài đặt. Yêu cầu tối thiểu là thiết bị lựa chọn cấu hình phải mô tả trực tiếp cấu hình đã được chọn, hoặc thể hiện mã số có thể kiểm chứng với một danh sách rời gồm các mã số/cấu hình cho trong biểu đồ đặc tính tải hoặc kèm theo thiết bị.
Đối với các cần trục tự hành có thể vận hành với các cấu hình khác nhau (ví dụ trên bánh lốp, trên chân chống kéo dài, với đối trọng khác nhau, chiều dài cần khác nhau, số nhánh cáp khác nhau) thì sự thay đổi cấu hình ngoài ý muốn phải không thực hiện được (ví dụ bằng cách bố trí vị trí của thiết bị chọn cấu hình hoặc bằng sự xác nhận độc lập việc cài đặt).
CHÚ THÍCH 1: Thông thường không có sự kiểm tra (kiểm tra tự động sự thích đáng) dù cấu hình đã chọn có tương ứng với cấu hình thực tế hay không.
CHÚ THÍCH 2: Sự hiểu biết của người vận hành có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về việc ngăn chặn các thay đổi cấu hình ngoài ý muốn.
Phải ngăn chặn việc lựa chọn các cấu hình cần trục mà nhà sản xuất không cho phép, trừ khi có sự khác biệt đã được ghi nhận bởi người vận hành cần trục. Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải ngăn chặn cần trục nâng tải ngoài phạm vi tầm với cho phép, ngoài các vị trí và tải trọng được chỉ ra hoặc mô tả trên biểu đồ đặc tính tải, hoặc ngoài phạm vi tải trọng làm việc cho phép của cáp. Thiết bị giới hạn tải trọng cho phép phải hoạt động với quyền cao hơn các tính năng điều khiển của cần trục, với mục đích:
a) Ngăn chặn bất kỳ chuyển động nào có thể dẫn đến trạng thái quá tải (ngoại trừ chuyển động quay - khi chuyển động quay làm tải trọng giảm, nguồn động lực cho tính năng quay theo chiều đang chuyển động phải được ngắt);
b) Ngăn chặn các chuyển động nguy hiểm của tải trọng.
Đối với cần trục tự hành, các chuyển động thường phải bị vô hiệu hóa khi thiết bị giới hạn tải trọng danh định đã kích hoạt gồm:
a) Hạ cần;
b) Nâng cần;
c) Nâng tải;
d) Ra cần ống lồng.
CHÚ THÍCH 3: Việc khóa hiệu lực cho trường hợp b) có thể được trang bị ngay trong tầm với của người vận hành (đối với trường hợp có tải khi nâng cần).
CHÚ THÍCH 4: Không cho phép nâng cần với tải từ mặt nền. Thông tin đầy đủ phải được cho trong hướng dẫn vận hành.
5.2 Cài đặt
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải cài đặt để vô hiệu hóa các tính năng điều khiển với giá trị từ 100 % đến 110 % tải trọng danh định của cần trục. Tất cả dung sai của cảm biến trong hệ thống phải được tính đến khi xác định độ chính xác của hệ thống.
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải hoạt động với tải trọng từ 100 % đến 110 % tải trọng danh định trong quá trình hiệu chỉnh và thử, khi cần trục vận hành với vận tốc làm việc nhỏ nhất có thể.
CHÚ THÍCH: Các tải trọng danh định trong 5.2 không tính đến các điều kiện làm việc bất lợi, ví dụ như gió lớn, nâng tải phối hợp, v.v...
Theo đó, trường hợp chuyển động quay - khi chuyển động quay làm tải trọng giảm, nguồn động lực cho tính năng quay theo chiều đang chuyển động phải được ngắt thì không phải ngăn chặn chuyển động có thể dẫn đến trạng thái quá tải của cần trục tự hành.
Thiết bị chỉ báo của cần trục tự hành mô tả trong TCVN 7761-2:2017 được bảo trì như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 TCVN 7761-2:2017 (ISO 10245-2:2014 và sửa đổi 1:2015) quy định về việc bảo trì thiết bị chỉ báo của cần trục tự hành như sau:
Bảo trì
Các thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo mô tả trong tiêu chuẩn này phải được bảo trì theo tài liệu hướng dẫn bảo trì của nhà sản xuất thiết bị.
Theo đó, thiết bị chỉ báo của cần trục tự hành mô tả trong TCVN 7761-2:2017 được bảo trì theo tài liệu hướng dẫn bảo trì của nhà sản xuất thiết bị.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?